Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân của bạn? Mẹo xử lý: Nhà tuyển dụng đang dò hỏi để sự phù hợp của bạn với vị trí công việc họ sẽ đánh giá qua cách trả lời

Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân của bạn?

Mẹo xử lý: Nhà tuyển dụng đang dò hỏi để sự phù hợp của bạn với vị trí công việc họ sẽ đánh giá qua cách trả lời, do đó chuẩn bị câu trả lời nói về bạn và chủ đề nói về công việc thay vì những vấn đề cá nhân mình. Bạn chỉ nên trả lời ngắn gọn và đừng lan man dài dòng, chỉ nói tới vấn đề cá nhân khi người hỏi thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu sâu về bạn, đừng nên nói quá nhiều và hướng vào chủ đề chính là công việc.

Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A, tôi là một người có niềm đam mê kinh doanh từ nhỏ, năm 16 tuổi đã có gian hàng đầu tiên... Tôi học trường kinh tế và thường tham gia vào các hoạt động ở trường tổ chức...

Câu hỏi 2: Bạn mơ ước công việc sẽ như thế nào?

Mẹo xử lý: Bạn trả lời một cách thật thà về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá tốt. Tuy nhiên ngược lại về mặt lý tính, nhà tuyển dụng sẽ so sánh công việc nãy giờ bạn vừa nói với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu họ phân tích rằng bạn có quá ít điểm chung với Công Ty thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ cao. Do đó bạn hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu có sẵn.

Ví dụ: tôi mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp với mọi người trong Công Ty và làm việc nói chuyện với đối tác, được học hỏi để phát triển nâng cao kỹ năng bản thân trong công việc v.v…

Câu hỏi 3: Lý do bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?

Đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất.

Mẹo xử lý: Hạn chế nói kiểu tiêu cực về Công Ty cũ và đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực. Đừng nói xấu công ty cũ, thái độ của sếp cũ hoặc chê bai đồng nghiệp về chế độ đãi ngộ chưa tốt… Dù với lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

Ví dụ: Tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó.

Câu hỏi 4: Hãy cho biết điểm yếu của bạn?

Mẹo xử lý: Tuyệt đối đừng liệt kê một loạt điểm yếu của mình cho nhà tuyển dụng, cũng đừng khẳng định là bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất ở câu hỏi này là chuẩn bị trước cho một vài điểm yếu, thật tuyệt với khi điểm yếu của bạn ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Khi bạn biết cách xử lý nhà tuyển dụng sẽ thấy thú vị

Ví dụ: Tôi hay quên nên có thói quen ghi các công việc vào giấy note và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói nên tôi thường nói thật những gì mà tôi cảm thấy… 

Câu hỏi 5: Hãy cho biết điểm mạnh của bạn?

Mẹo xử lý: Tại trường hợp này, câu trả lời của bạn sẽ phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.

Câu hỏi 6: Bạn đã tìm hiểu về công việc, Công Ty của chúng tôi chưa?

Mẹo xử lý: Trước khi phỏng vấn bạn hãy dành thời gian trước để nghiên cứu thông tin về tổ chức của công ty , website, bạn bè hoặc làm quen trước một số người đã hoặc đang làm tại công ty mà bạn xin việc. Hãy trả lời câu hỏi một cách khái quát và đầy đủ giống như bạn hiểu Công Ty lắm và gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.

Câu hỏi 7: Lý do nào để chúng tôi nên tuyển bạn?

Mẹo xử lý: Đây là câu hỏi mang tính thách thức bạn. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp và bạn nằm trong số đó.

VD: Tôi là người sáng tạo trong công việc, tôi tìm hiểu Công Ty và cảm thấy phù hợp với tôi...

Câu hỏi 8: Bạn nghĩ bạn là người thành công sau này không?

Mẹo xử lý: CÓ là câu trả lời. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người trong Công Ty mình hay đối thủ, do đó bạn hãy cho họ biết là bạn đã từng theo đuổi và những thành công gì? và giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công của mình.

VD: Tôi đã từng chinh phục được nhiều thử thách như thuyết phục khách hàng mua đất dự án ABC mà bất động sản thời điểm đó ngành BĐS rất khó khăn.. và tôi từng là Best sales của công ty trong một thời gian. đó là thành công của tôi.

Câu hỏi 9: Vì sao bạn chưa có việc làm trong mấy tháng qua?

Mẹo xử lý: Bạn nên nói khéo là mình không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân, đi du lịch… nhưng hãy tìm cho mình câu trả lời khôn ngoan và thực tế.

VD: Khoảng thời gian vừa qua tôi học thêm về chuyên ngành luật, và nâng cao học tiếng anh cao cấp nên chưa có thời gian tìm việc. Bây giờ tôi nghĩ đã sẵn sàng.

Câu hỏi 10: Sếp cũ , hay đồng nghiệp thường nói gì về bạn?

Mẹo xử lý: Hãy đưa ra một nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích cực có sự chuẩn bị trước. Nhưng cũng đừng phóng đại và tỏ ra nói quá những câu nói đó bởi nhà tuyển dụng sẽ đặt dấu hỏi lớn phía sau cho bạn.

VD: Sếp cũ nói tôi làm việc tốt, và sáng tạo trong công việc.

Câu hỏi 11: Bạn tính làm sẽ làm với chúng tôi bao lâu? Khi nào thì bạn rời chúng tôi?

Mẹo xử lý: Đừng nói thời gian cụ thể vì dễ bị nhà tuyển dụng bắt bẻ.

VD: Tốt nhất là trả lời khéo léo kiểu: “tôi sẽ làm cho Công Ty mãi mãi nếu như cả hai bên hài lòng với nhau” hoặc “tôi sẽ làm hết sức khả năng, nếu điều kiện sức khoẻ cho phép”…

Câu hỏi 12: Năng lực của bạn nếu vượt trội so với yêu cầu của chúng tôi liệu có phù hợp cho bạn?

Mẹo xử lý: Bạn nên khiêm tốn vì đang là người xin việc và đang cần một công việc phù hợp. Đây là dạng câu hỏi thách thức nhưng đừng biểu lộ những cảm xúc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp và bạn sẽ là một trong những thành viên gắn kết với công ty.

VD: Tôi đam mê công việc này và tôi sẽ phải học hỏi các anh chị trong công ty mình rất nhiều. Nếu năng lực vượt trội hơn đồng nghiệp tôi sẽ cống hiến cho Công Ty mình mạnh hơn.

 

Danhbavieclam.vn

Xem thêm: 

    - 35 Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Hay Gặp và Mẹo Trả Lời Phần 2

    - 35 Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Hay Gặp và Mẹo Trả Lời Phần 3