Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Đã là con người, ai cũng có ước mơ và niềm đam mê riêng. Và chắc hẳn ít nhất một lần trong đời, bạn đã từng nuôi hi vọng sẽ luôn theo đuổi và phát triển đam mê của mình đến cùng phải khôn...

- Vừa mất việc phải làm sao để vượt qua và nhanh có việc lại? / Định nghĩa thương hiệu dưới cái nhin của Merck, G.E, Blackstone.

Đã là con người, ai cũng có ước mơ và niềm đam mê riêng. Và chắc hẳn ít nhất một lần trong đời, bạn đã từng nuôi hi vọng sẽ luôn theo đuổi và phát triển đam mê của mình đến cùng phải không. Nhưng khi rời khỏi canh cửa giảng đường ai cũng sẽ đặt cho minh những câu hỏi: “

Ra trường nên tìm một công việc như thế nào? Làm một việc mình không mấy hứng thú ở một công ty lớn với lương cao, hay làm một công việc bản thân yêu thích và chấp nhận một mức lương chỉ tạm đủ sống? “

Có ý kiến cho rằng: “Theo đuổi đam mê thì thành công sẽ luôn “đuổi” theo sau bạn”. Vậy nếu như phải chọn giữa một công việc mà bạn đam mê nhưng lương thấp, chế độ phúc lợi kém và một công việc có mức lương đáng mơ ước, môi trường làm việc tuyệt vời thì đâu là quyết định đúng đắn?

Trên thực tế, mỗi chúng ta đều cần một khoản tiền nhất định để duy trì các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của bản thân. Với số tiền kiếm được, có người sẽ vui vẻ vì có một cuộc sống đầy đủ, ấm no về vật chất; cũng sẽ có người buồn phiền vì một cuộc sống thiếu thốn đủ điều. Áp lực mang tên "cơm áo gạo tiền" ngày một lớn, khiến nhiều người dần tin rằng, có tiền là có hạnh phúc.

Nhưng liệu, mỗi sáng thức dậy, mỗi ngày trên đường tới cơ quan, mỗi lần bắt tay vào công việc, liệu họ có vui vẻ không, khi công việc mà họ đang phải làm mỗi ngày không thể mang lại cho họ sự hứng khởi? Vì sao những ông trùm kinh tế lớn thường đưa ra những lời khuyên, kể những câu chuyện về đam mê? Lựa chọn công việc mà mình yêu thích - có nên chăng? 

Những nguyên nhân sau có thể giúp bạn tìm được câu trả lời:

Công việc chiếm tới 1/3 thậm chí 1/2 thời gian mỗi ngày của chúng ta 

Hầu hết các công việc, bạn sẽ phải đi làm từ thứ 2 tới thứ 6 (nhiều nơi làm cả thứ 7), làm từ khoảng 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Nghỉ trưa 1 tiếng, thường sẽ là 8 tiếng làm việc mỗi ngày. Với một công việc không yêu thích, liệu bạn sẽ chịu được những áp lực từ công việc ấy trong khoảng bao lâu?

Vì vậy, thay vì làm một công việc bản thân không hứng thú để rồi thường xuyên nhảy việc, chọn một công việc mình yêu thích và gắn bó với nó chẳng phải tốt hơn sao?

Đam mê công việc sẽ trở thành nguồn động lực để đi làm mỗi ngày

Việc thức dậy mỗi sáng, sửa soạn và đi một quãng đường dài để tới cơ quan làm việc là một việc không hề dễ dàng với nhiều người. Nhưng nếu đó là một công việc bạn cực kì yêu thích, việc rời giường mỗi sáng sẽ không còn là vấn đề nữa.
Khả năng phát triển trong công việc

Đối với một công việc bạn không có hứng thú, hầu hết thái độ bạn dành cho nó sẽ chỉ là hời hợt, là tạm bợ. Đúng giờ đến công ty, đúng giờ về, hoàn thành những việc được giao. Tất cả chỉ có thế. 

Trái lại, khi làm một công việc mà bạn đam mê, bạn sẽ dốc toàn lực cho nó. Sẵn sàng làm thêm giờ, có những ý kiến sáng tạo, có những đột phá bất ngờ, chịu được áp lực lớn từ cấp trên, không dễ dàng từ bỏ. Vì thích, bạn sẽ đầu tư nhiều thời gian hơn, nhiều sức lực hơn, nhiều trí tuệ hơn cho công việc.

Cách bạn lựa chọn công việc

Và với một thái độ tích cực, cố gắng, kiên trì ấy, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.

Tận hưởng công việc, tận hưởng cuộc sống

"Nếu bạn được làm công việc mình thích thì cả đời này bạn sẽ không phải làm việc". Chẳng phải ngẫu nhiên mà câu nói đó được rất nhiều người xem như quan điểm sống, trong đó có huyền thoại Steve Jobs. 

Theo tiến sĩ Phạm Mạnh Hà - chuyên gia tâm lý học, khi chọn ngành nghề, bạn nên tham khảo các quy tắc căn bản:

Nguyên tắc 1: Chỉ chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân

Nguyên tắc 2: Chọn nghề mà bản thân đủ điều kiện đáp ứng, xét theo các yếu tố như: sức khỏe, tính cách, năng lực,..

Nguyên tắc 3: Chỉ chọn khi đã hiểu biết đủ về nghề: điều kiện, môi trường, tính chất, khó khăn,..

Nguyên tắc 4: Không chọn nghề xã hội không còn nhu cầu.

Nguyên tắc 5: Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.

"Các bạn phải tìm ra cái mà mình yêu thích. Cách duy nhất để làm những việc vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm được điều đó, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại"- Steve Jobs.