Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Dưới đây là những cách làm để nhân viên nể phục và nghe theo bạn: Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên  Là một người lãnh đạo, thì kết quả làm việc sẽ là điều bạn quan tâm nhất. Một vị...

- Tạo hứng thú cho nhân viên để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả / Để tuyển dụng người tài hãy lắng nghe lời khuyên từ Steve Jobs

Dưới đây là những cách làm để nhân viên nể phục và nghe theo bạn:

Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên 

Là một người lãnh đạo, thì kết quả làm việc sẽ là điều bạn quan tâm nhất. Một vị sếp dù có tài giỏi thế nào cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể. Hãy lắng nghe đóng góp của nhân viên và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân.Từ đó, tận dụng thế mạnh của từng nhân viên để giao việc phù hợp. Đôi lúc dừng lại lắng nghe ý kiến của nhân viên không bao giờ là thừa.  Như thế bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc.

Phân chia công việc phù hợp với năng lực nhân viên

Cho dù khối lượng công việc có chồng chất, nhưng hãy dựa theo năng lực nhân viên từ đó phân chia công việc phù hợp. Hãy quan tâm đến chất lượng công việc, hơn là số lượng công việc đạt được. Ngoài ra, cách ứng xử của bạn mỗi khi nhân viên không theo kịp lịch làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của nhân viên. Khi bạn càng tỏ ra thất vọng, cấp dưới sẽ càng cảm thấy bức xúc vì thấy nỗ lực của mình không được nhìn nhận.

Nhân viên nể phục lãnh đạo

Nhìn chung, thể hiện sự trân trọng với nhân viên không chỉ là vấn đề ý thức và cách thức, mà là mức độ ưu tiên của vấn đề cũng như thể hiện bằng hành động cụ thể.

Hòa đồng với nhân viên cấp dưới

Trở thành sếp không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Những giây phút chia sẻ và thư giãn với mọi người sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa sếp và nhân viên, ngoài ra, đây cũng là lúc bạn hiểu rõ thêm về những người “kề vai sát cánh” với mình bấy lâu nay. Tuy nhiên, cũng không nên quá thân thiết với một cá nhân dưới quyền nào đó để tránh mang tiếng “thiên vị”.
Tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên

Tôn trọng mọi nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử với họ thật công bằng. Phê bình nghiêm khắc nhân viên một cách kín đáo và khen ngợi họ ở nơi đông người. Bản thân cách cư xử thiếu công bằng, các cử chỉ thiếu tôn trọng dường như rất nhỏ nhặt, song tác động tiêu cực lại rất lớn, bởi không ai muốn bị xem thường hay phân biệt đối xử, cả sếp cũng vậy!

Đặt mình vào vị trí nhân viên để nhìn nhận bản thân 

Đây là điều quan trọng nhất. Hãy đặt mình vào vị trí của cấp dưới và tự hỏi, nếu sếp bạn cũng có tính cách và lối ứng xử y hệt bạn; nếu sếp bạn cũng đòi hỏi cao, cứ buộc bạn phải nghe theo lời sếp hoặc giả sử sếp bạn cứ hay công khai phê bình bạn ở giữ tập thể liệu bạn có còn động lực làm việc? Liệu bạn có nuôi tư tưởng “chống đối” trong đầu? Khi bạn đã thật sự hiểu được những điều nhân viên bạn đang cảm nhận, bạn sẽ có cách thay đổi hành vi thích hợp. Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử.

Nhân viên khó bảo không hiếm, nhưng “minh quân” không phải thời nào cũng có. “Cai trị” một “vương quốc” tuy khó mà dễ, chỉ cần sếp lưu ý trong đường lối quản lý và cách cư xử sao cho hợp lý hợp tình, việc “thu phục lòng dân” hẳn không còn là chuyện khó.