Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Mọi người thường có nhận định, "Tính cách anh này cởi mở," hoặc "chị kia sống khép kín". Trên thực tế, khi nhận xét "cởi mở" và "khép kín", người ta không dựa v&ag...

- Bản CV và nhật ký công việc cá nhân của bạn có gì khác nhau? / Phỏng vấn qua điện thoại có những điều gì cần phải lưu ý?

Mọi người thường có nhận định, "Tính cách anh này cởi mở," hoặc "chị kia sống khép kín". Trên thực tế, khi nhận xét "cởi mở" và "khép kín", người ta không dựa vào bản chất thực sự của đối tượng, mà là dựa vào biểu hiện bên ngoài.

Mất cơ hội ứng tuyển vì giọng nói

Chuyên môn, năng lực chỉ là một phần trong phỏng vấn.

Một nhà tâm lý học người Nhật Bản kể lại câu chuyện về một trường hợp ứng viên suýt mất cơ hội ứng tuyển chỉ vì giọng nói:

Lúc trước, bạn tôi gọi điện đến hỏi: “Công ty tôi đang cần gấp một nhân viên, anh có quen ai thích hợp không?” Tình cờ, tôi có một cậu học trò vừa mới tốt nghiệp, năng lực cũng phù hợp với điều kiện tuyển dụng. Thế là tôi giới thiệu cậu ta đến công ty của bạn tôi phỏng vấn, trong đầu cũng nghĩ rằng cậu sinh viên ưu tú của tôi thế nào cũng trúng tuyển.

Tối hôm sau, anh bạn tôi gọi điện đến. Không ngờ kết quả không giống như tôi đã dự đoán từ trước. Bạn tôi ngập ngừng: “Xem ra năng lực và phẩm cách của cậu sinh viên ấy rất tốt, nhưng tôi cảm thấy cậu ta không được vui vẻ, có gì đấy không ổn, nên chúng tôi quyết định không tuyển”. Nghe vậy, tôi chợt nhớ ngay khuyết điểm của cậu sinh viên này: cậu ta nói chuyện rất nhỏ, dường như chỉ đủ mình cậu nghe.

Mất cơ hội ứng tuyển vì giọng nói

Biểu hiện bên ngoài cũng được đánh giá rất cao.

“Anh cho cậu ấy thêm cơ hội nữa đi, thực ra cậu ấy là một sinh viên rất ưu tú và cởi mở đấy!”, tôi liên tục thuyết phục và kể lại những khuyết điểm về giọng nói của cậu sinh viên đó. Cuối cùng bạn tôi cũng đồng ý và cho cậu sinh viên kia thêm một cơ hội để phỏng vấn lần nữa. Tôi lập tức gọi điện thông báo với cậu sinh viên kia và nhắc nhở cậu ấy hãy giao tiếp với giọng nói rõ ràng và dứt khoát hơn.

Lần này phản ứng của bạn tôi hoàn toàn khác trước. Anh nói: “Tôi thấy cậu ta rất quyết đoán, có lẽ lần đầu do cậu ấy quá căng thẳng”. Vậy là cậu sinh viên ấy đã được tuyển dụng vì giọng nói đã tốt hơn.

Tâm trạng vui vẻ có thể lây lan sang người khác, biểu hiện ưu phiền cũng vậy, không ai muốn mình có một người bạn, một cộng sự nhút nhát, u sầu cả ngày. Nếu giọng nói của bạn không to, rõ ràng thì liệu có nhà tuyển dụng nào đồng ý nhận bạn làm việc không?

DanhBaViecLam.vn