Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Các chuyên gia thường cho rằng để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn đòi hỏi phải luôn bổ sung các kỹ năng hoặc thói quen mới vào "kho vũ khí" của họ nhưng thực tế theo John Eades - CEO của LearnLoft thì việc...

- Những kiểu người nguy hiểm trong công ty, bạn nên để ý / Dấu hiệu nào để bạn nhận biết mình đang bị mất lòng đồng nghiệp

Các chuyên gia thường cho rằng để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn đòi hỏi phải luôn bổ sung các kỹ năng hoặc thói quen mới vào "kho vũ khí" của họ nhưng thực tế theo John Eades - CEO của LearnLoft thì việc xóa bỏ hoặc thay đổi các thói quen xấu cũng hiệu quả không kém.

Ông cũng chỉ ra 5 thói quen mà các nhà lãnh đạo tồi nên vứt bỏ để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời.

1. Chỉ biết đổ lỗi cho người khác

Một số nhà lãnh đạo không nhận thức được sai lầm mà họ gây ra và câu cửa miệng của họ là: "Đó là lỗi của một người trong nhóm của tôi" bất kể lỗi lầm đó có phải là của người kia hay không. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất thường làm điều ngược lại. Họ chịu trách nhiệm vì họ biết cuối cùng họ là người phải chịu trách nhiệm.

Thói quen ngăn cản bạn trở thành nhà lãnh đạo

Tinh thần làm việc nhóm và tin tưởng lẫn nhau chỉ được xây dựng khi các nhà lãnh đạo biết nhận lấy trách nhiệm khi sai lầm và đưa ra lời khen ngợi, động viên cho nhóm khi cần thiết.

2. Tập trung vào ngắn hạn thay vì dài hạn

Các nhà lãnh đạo tồi suy nghĩ và đưa ra quyết định dựa trên những thứ ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Họ khó có thể nhìn ra kế hoạch/mục tiêu gì trên một vài tháng.

Dabo Swinney huấn luyện viên của đội bóng bầu dục nổi tiếng của Mỹ Clemson có một quan điểm tuyệt vời về điều này: "Tôi quan tâm nhiều hơn đến phiên bản 30 tuổi của các cầu thủ của tôi hơn là phiên bản 19 tuổi. Tôi muốn các cầu thủ của chúng tôi biết rằng chúng tôi trao quyền, kỷ luật, khuyến khích và trang bị các thứ cho họ chứ chúng tôi không sử dụng hay cho phép họ".

Đó là một tư tưởng lãnh đạo tuyệt vời bởi vì nó không ưu tiên lợi ích ngắn hạn trong nhiệm vụ dài hạn.

3. Đưa ra nhiều mệnh lệnh và giám sát quá chi tiết

Hầu hết mọi người được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo bởi vì họ làm việc tốt. Thông thường, hành động đầu tiên của họ là giải quyết tất cả các vấn đề và xem đó là một phần quan trọng trong mọi quyết định mà nhóm phải đối mặt. Họ bắt đầu giao việc và giám sát chi tiết mọi công việc.

Vấn đề ở đây là làm như vậy những cấp dưới sẽ có cảm giác như bị theo dõi và có ý thức ở vị trí cấp dưới và người lãnh đạo trở thành người theo dõi chứ không phải là nhà lãnh đạo thực sự.

Theo chuyên gia về lãnh đạo David Marquet, "những người theo dõi thường đưa ra các quyết định hạn chế và ít có động lực để tận dụng tối đa trí tuệ, năng lượng và niềm đam mê của họ.

Trong khi, những người giao quyền cho nhân viên thường chỉ cần giám sát một nửa, nửa còn lại để tận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo của họ".

4. Suy nghĩ mình phải là anh hùng

"Giống như hầu hết các nhà lãnh đạo, tôi đã gặp điểm yếu lớn nhất này từ rất sớm. Tôi nghĩ rằng tôi là người duy nhất có thể làm điều đúng, và tôi phải có tay trong mọi quyết định", John Eades cho biết.

Rồi sau đó, ai đó đã nói với tôi một câu ngạn ngữ châu Phi cổ: "Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau". Đó là chính xác những gì tôi cần nghe và đó là một bài học cần thiết cho bất kỳ nhà lãnh đạo tồi nào.

Bạn chỉ có thể tự đi xa khi quanh bạn có những người tài năng, khi bạn sẵn sàng yêu cầu giúp đỡ, chịu trách nhiệm nhiều hơn và cố gắng lắng nghe nhiều hơn là nói.

5. Nghe nhạc trên đường đi làm

John Eades cho biết, trong quá khứ, ông không thích gì hơn là bật một số giai điệu trên đường đi làm. Tuy nhiên, 4 năm trước, ông đã được giới thiệu về podcast (một loạt các tập tin âm thanh hoặc video kỹ thuật số từng phần mà người dùng có thể tải xuống và nghe) cùng sách audio và nó đã thay đổi hành trình lãnh đạo của ông mãi mãi.

"Tôi rất hào hứng khi tôi bắt đầu nghe podcast để hỗ trợ cho khả năng lãnh đạo của riêng mình. Hơn 120 tập podcast "Follow My Lead" đã cho tôi cơ hội được học hỏi kinh nghiệm từ một số CEO tốt nhất, các nhà lãnh đạo tư tưởng và các tác giả trong nước", ông cho biết.

Vào cuối ngày, các nhà lãnh đạo tốt nhất tận dụng thời gian của họ một cách hiệu quả và liên tục đầu tư vào giáo dục cũng như tự hoàn thiện bản thân.

Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng sự khôn ngoan của một nhà lãnh đạo là do thiên bẩm chứ không phải do trau dồi, rèn luyện. Tuy nhiên, một số nghiên cứu được thực hiện bởi Leadership Quarterly mới đây lại chỉ ra rằng, chỉ có 26%  năng lực của một nhà lãnh đạo là do bẩm sinh hoặc DNA, còn 74% còn lại là do học tập hoặc tự hoàn thiện.