Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Việc đầu tiên. hãy nói CHẤP NHẬN và đồng thời hỏi chi tiết thời gian, địa điểm phỏng vấn, người liên hệ khi bạn tới nơi phỏng vấn, các yêu cầu của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, Vòng phỏng vấn trực tiếp giữa hai bên chí...

- Đến Muộn Phỏng Vấn Xin Việc, Cách Xử Lý Tình Huống. / 6 Yếu Tố Quan Trọng Cần Cho Phỏng Vấn Mà Người Xin Việc Chuẩn Bị

Việc đầu tiên. hãy nói CHẤP NHẬN và đồng thời hỏi chi tiết thời gian, địa điểm phỏng vấn, người liên hệ khi bạn tới nơi phỏng vấn, các yêu cầu của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, Vòng phỏng vấn trực tiếp giữa hai bên chính là cơ hội để bạn có thể nắm bắt được ước mơ ban đầu của mình.

Việc thứ hai. Chuẩn bị hoặc liệt kê một danh sách các việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, công việc mơ ước sẽ luôn trong tầm tay bạn! và để ý đến những yếu tố trong danh sách bên dưới trước khi đi phỏng vấn.

- Trang phục

Trong ánh mắt nhà tuyển dụng khi dự phỏng vấn, người nào có tác phong gọn gàng, thanh lịch sẽ dễ chiếm được cảm tình, bạn nên mặc đơn giản bằng quần tây, áo sơ mi tay dài và đi giầy tây, nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc luộm thuộm, loè loẹt.

- Đúng giờ

Phỏng vấn đúng giờ không phải là bạn đến đúng giờ hẹn mà thực sự bạn phải đến trước giờ hẹn khoảng 15 phút. Khi bạn đến phỏng vấn đúng giờ, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ phỏng vấn sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

- Giao tiếp bằng ánh mắt

Khi bạn gặp nhà tuyển dụng, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng. Lẩn tránh cái nhìn của nhà tuyển dụng sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy. Cũng không nên nhìn đăm chiêu hay u buồn hoặc nhìn chằm chằm vào nhà tuyển dụng sẽ làm bạn mất điểm.

- Tỏ ra nhiệt tình với công việc

Trong những đợt tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên sáng giá, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc sẽ chiếm dự thành công cao để thành người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến nhà tuyển dụng thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.

- Thể hiện tinh thần đồng đội

Nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất trị” thiếu nghe lời cấp trên. Họ cũng rất cần những ứng viên có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung của Công Ty. Do đó, trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện thành công một vài công việc.

- Thể hiện bản thân

Trò chuyện với nhà tuyển dụng cũng giống như một người làm sale đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu nhà tuyển dụng không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.

- Sự trung thực

Hạn chế nói dối nhất có thể về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Việc nhà tuyển dụng kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng. Đừng quên nhà tuyển dụng đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.

- Tác phong chuyên nghiệp

Tuyệt đối không nhai kẹo cao su, ngồi trườn người ra hoặc nói năng vòng vo, luyên thuyên trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt nhà tuyển dụng.

- Mạnh dạn đặt câu hỏi

Thực chất buổi phỏng vấn là một cuộc đối thoại, chứ không phải là cuộc chất vấn. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra bị động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với nhà tuyển dụng, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát, khả năng giao tiếp kém và không có khả năng làm việc hiệu quả.

- Nói lời cảm ơn

Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười trên môi. Bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến việc làm này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.