Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Hầu hết các lãnh đạo thường rất bận rộn hoặc tỏ ra bận rộn không dành thời gian nhiều nhân viên cấp dưới của mình trong khi những nhân viên này sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành bại cho c&...

- Nghệ Thuật Để Duy Trì Tinh Thần Làm Việc Của Nhân Viên / Cách Quản lý Và Ứng Xử Đối Với Những Niểu Nhân Viên "Khó Chịu"

Hầu hết các lãnh đạo thường rất bận rộn hoặc tỏ ra bận rộn không dành thời gian nhiều nhân viên cấp dưới của mình trong khi những nhân viên này sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành bại cho công ty của bạn. Bình thường thì người quản lý chỉ nghĩ đơn giản là đặt ra những mục tiêu, trả lương cho nhân viên và hướng dẫn nhưng như thế là chưa đủ. Mà bạn cần kết nối với những nhân viên này như thể hiện sự quan tâm một cách chân thành. Hãy tham khảo 1 số cách sau.

1. Hãy trang bị cho nhân viên thay vì sa thải

Hãy tạo động lực làm việc cho nhân viên cấp dưới

Một quản lý nhân lực giỏi không đơn giản là hướng dẫn và giải quyết vấn đề mắc phải mà nên dành nhiều hơn thời gian cho việc đào tạo và quản lý hiệu quả nhân viên làm việc. Để họ trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc tốt hơn thay vì sa thải nhanh chóng vì họ không tìm hiểu.

Việc này cần sự chân thành từ hai phía. Nhân viên của bạn thực sự muốn làm công việc hiện tại thì hãy tương tác với họ tích cực còn nếu nhân viên không tích cực thì bạn nên cân nhắc việc sa thải. Tìm hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên mới, và mang tới cho họ những công cụ làm việc và những lời động viên chân thành cần có.

2. Môi trường làm việc tích cực sẽ tạo thêm hứng thú

Nhân viên mới xin vào vị trí công việc yêu thích và môi trường làm việc sôi động thì họ sẽ cảm thấy hứng thú khi đến công ty. Chúng ta đa phần sẽ dành gần một nửa quãng đời của mình tại cơ quan. Vì vậy hãy biến công ty trở thành một nơi đầy hứng khởi cho nhân viên để họ làm việc tốt đem lại hiệu quả cao nhất.

Môi trường làm việc công sở tích cực rất quan trọng với một nhân viên mới

3. Nhà quản lý phải làm gương mẫu

Để quản lý nhân viên của mình tốt và khiến họ tin tưởng làm theo sự chỉ dẫn của mình thì việc đầu tiên là bạn nên làm gương trong tác phong và công việc. Nếu bạn nói mà không làm được thì cấp dưới cũng tương tự bạn mà thôi. Trong mắt nhân viên bạn là một người giả tạo và bất tài, chẳng ai thích một người sếp như vậy. Khi bạn nghiêm túc cho chính mình và nhân viên của mình thì cấp dưới chủ động hơn trong công việc.