Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Những người kém hiệu quả theo đuổi mục tiêu của mình như thế nào? Nghi ngờ bản thân Những người sống và làm việc kém hiệu quả bị sự nghi ngờ bản thân mình dày vò. Họ thiếu tự tin. Họ không bao giờ chắc chắn ...

- Mờ mắt vì chức vụ và những cạm bẫy trong môi trường công sở / Khi nào thì sếp nên thăng chức cho nhân viên của mình !

Những người kém hiệu quả theo đuổi mục tiêu của mình như thế nào?

Nghi ngờ bản thân

Những người sống và làm việc kém hiệu quả bị sự nghi ngờ bản thân mình dày vò. Họ thiếu tự tin. Họ không bao giờ chắc chắn rằng họ nắm trong tay những vũ khí cần thiết để ra trận và chiến thắng. Họ nhầm lẫn giữa việc thiếu kinh nghiệm với thiếu năng lực. Họ coi mọi thách thức là các mối đe dọa, và coi thông tin phản hồi là những lời chỉ trích. Họ thích những thứ quen thuộc hơn là lạ lẫm, và thích cảm giác an toàn khi không làm gì cả, còn hơn là nguy cơ thất bại. Và cho đến một ngày, họ hoàn toàn ngừng tìm kiếm cơ hội mới.

Lạc lối vào những chi tiết nhỏ

Khi cuộc sống cho chúng ta những cơ hội vô tận, thật dễ bị mất phương hướng vào những chi tiết nhỏ. Nó khiến chúng ta bỏ lỡ tầm nhìn tổng thế.

Tập trung quá nhiều vào những chi tiết nhỏ làm hạn chế khả năng nhìn ra sự gắn kết giữa mọi thứ.

Họ chờ đợi quá lâu để bắt đầu

Những người kém hiệu quả trì hoãn rất nhiều. Và họ chần chừ xắn tay vào làm càng lâu, khả năng họ không bao giờ xong việc càng cao. Họ coi thời gian là vô tận và dễ dàng tha thứ cho bản thân, mà không hề nhận ra rằng thời gian không giống như tiền, nó là thứ tài nguyên duy nhất mà khi mất đi rồi không thể tái tạo được nữa. Những người hoàn thành công việc sát nút deadline (thời hạn) thường mang trong mình một cảm giác tự tin sai lầm rằng lúc nào họ cũng có thể làm xong việc. Tuy nhiên, họ không hiểu sự khác biệt giữa “xong việc” và “xong việc một cách xuất sắc”.

Nhanh chóng mất kiên nhẫn

Họ là fan hâm mộ của những kết quả chóng vánh. Làm giàu nhanh chóng. Gầy đi nhanh chóng. Trở nên thông minh trong thời gian ngắn... Và họ nhanh chóng cảm thấy thất vọng khi không nhận được kết quả nhanh chóng. Họ không ngừng tìm kiếm đường tắt. Làn đường cao tốc nào giúp mình đi nhanh nhất? Cửa hàng tạp hóa nào gần nhất? Nhân viên giao dịch nào làm việc nhanh nhất? Họ không ngừng chiến đấu với thời gian, cố gắng xong việc hơn là đạt được kết quả tốt. Nhưng kết quả của việc đánh đổi chất lượng lấy tốc độ là cuối cùng họ lại dành nhiều thời gian sửa chữa lỗi lầm hơn là tiến lên phía trước.

Thói quen làm cuộc sống và công việc kém hiệu quả

Những người làm việc không hiệu quả không thích phải chờ đợi quá lâu.

Họ không ngại đa nhiệm

Những người có tính hiệu quả thấp không thể tập trung vào một việc tại một thời điểm. Họ cho quá nhiều thức ăn lên trên đĩa và cố gắng nuốt trôi cùng một lúc. Họ sẽ nói chuyện với bạn trong khi đang trả lời tin nhắn của người khác. Họ sẽ lắng nghe cuộc gọi hội nghị (conference call) trong khi hai tay đang bận gõ danh sách việc cần làm trong tuần. Lí do họ lập kế hoạch là để lấp kín lịch làm việc của chính mình. Cuối cùng, họ kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần, nhưng cũng chẳng làm được quá nhiều việc.

Họ muốn thay đổi mà không cần phải thay đổi

Những người hiệu quả thấp chào đón sự thay đổi nhưng họ không toàn tâm toàn ý với nó. Họ rất muốn có một làn gió mới trong cuộc sống, nhưng cưỡng lại những việc cần làm để thay đổi. Họ phản đối ý tưởng mới, kĩ năng mới. Họ trốn tránh học hỏi các kỹ thuật mới hoặc áp dụng công nghệ mới. Và họ dửng dưng trước những quan điểm khác nhau. Họ kiên trì nhưng bướng bỉnh. Có lẽ chính họ là những người đầu tiên phát ngôn ra câu: "Chó già không học được trò mới!” (Câu nói này ám chỉ rằng việc thay đổi những thói quen cố hữu của một người là không thể).

Tìm kiếm sự hoàn hảo

Những người có tính hiệu quả thấp làm việc chăm chỉ, nhưng họ lãng phí nỗ lực vào các tiểu tiết – những chi tiết mà không ai quan tâm – và bỏ qua điểm chính. Họ quan tâm tới "hoàn hảo" nhiều hơn là “hữu ích”. Họ đầu tư vào việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo hơn là học những gì cần làm để cải thiện sản phẩm. Họ quan tâm đến việc tránh mắc sai lầm hơn là học từ những lỗi lầm và tiến bộ. Kết quả là, việc theo đuổi mục tiêu của họ trở thành một chuyến đi săn những thứ ngoài tầm với, vừa xuẩn ngốc vừa vô vọng!

Họ phàn nàn rất nhiều

Những người làm việc kém hiệu quả có một cái nhìn rất bi quan trong cuộc sống. Họ dành nhiều thời gian và năng lượng phàn nàn “thế giới này bị làm sao vậy”, đổ lỗi cho người khác, và cảm thấy bản thân thật đáng thương, thay vì tập trung vào việc tìm ra cách để làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Họ thổi phồng mọi vấn đề từ bé đến to và cũng muốn tin rằng mình không có trách nhiệm gì với cuộc sống hiện tại.

Nói dối bản thân

Nói dối bản thân là một trong những thứ dễ làm nhất. Việc thừa nhận những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải khó hơn bạn vẫn tưởng. Người thành công hiểu rằng chúng ta cần đối mặt với vấn đề.

Nhưng quan trọng là phải chấp nhận những vấn đề đang ở bên trong cuộc sống của chúng ta, chứ không phải là tránh đối mặt với chúng và nói dối bản thân về điều đó.

Steve Maraboli từng nói: “Hãy ngừng nói dối bản thân. Khi chúng ta từ chối sự thật, nghĩa là chúng ta đang từ chối cả những tiềm năng”.

Đây là cách những người sống và làm việc kém hiệu quả theo đuổi mục tiêu của mình. Trên đây là hành động và lối suy nghĩ của họ. Và đó là lý do tại sao họ “đánh vật” để đạt được kết quả mình muốn.