Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, để nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ nhỏ, việc đăng ký khai sinh cho con là việc cần thiết đối với người nhận làm cha mẹ.

- Thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài / Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.

Nhấn vào nút liên kết để tải về máy. Tải văn bản


Mẫu hướng dẫn cơ bản các bước làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Đối với các trường hợp khác nhau. Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú là một yêu cầu bắt buộc nhằm bảo vệ những quyền lợi cơ bản cho trẻ nhỏ. Việc đăng ký khai sinh chậm cho con ngoài giá thú cũng bị phạt như việc đăng ký khai sinh cho trẻ thông thường

huong dan thu tuc dang ky khai sinh cho con ngoai gia thu

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú theo quy định nhà nước.

1) Trình tự thực hiện:

- Công dân có yêu cầu nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa (nếu có) Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cán bộ tư pháp hộ tịch sau khi kiểm tra thấy đủ giấy tờ hợp lệ thì ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy đăng ký khai sinh. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp bản chính giấy đăng ký khai sinh cho người đi đăng ký khai sinh. Bản sao giấy đăng ký khai sinh cấp theo yếu cầu của đương sự.

Trong trường hợp người đi đăng ký khai sinh chưa nộp đủ giấy tờ hoặc cần phải xác minh thêm thì cán bộ tư pháp hộ tịch viết phiếu hẹn giải quyết và trả kết quả.

- Nhận kết quả tại (bộ phận một cửa) Ủy ban nhân dân cấp xã.

2) Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

3) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, gồm:

+ Giấy chứng sinh (theo mẫu). Kích vào nút Tải về để tải mẫu này.

+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực mà mình làm chứng).

+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực.

+ Bản sao sổ hộ khẩu của người mẹ, bản sao Chứng minh nhân dân của người đi làm giấy khai sinh.

+ Tờ khai đăng ký việc nhận con (theo mẫu) nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực.

+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4) Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày làm việc.

5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân

6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy khai sinh (bản chính), nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.

8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy tờ phải xuất trình:

+ Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của người mẹ hoặc hộ khẩu thường trú, Chứng minh nhân dân của người mẹ.

+ Chứng minh nhân dân của người nhận làm cha (nếu có người nhận là cha của trẻ).

9) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/03/2010 của Bộ tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.