Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Câu hỏi 13: Khả năng quản lý của bạn như thế nảo? Mẹo xử lý: Câu này thường dành cho những người đã từng làm quản lý và nhắm đến năng lực quản lý nhân sự, con người của bạn (cấp cao hoặc cấp thấp)...

- 35 Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Hay Gặp và Mẹo Trả Lời. P1

Câu hỏi 13: Khả năng quản lý của bạn như thế nảo?

Mẹo xử lý: Câu này thường dành cho những người đã từng làm quản lý và nhắm đến năng lực quản lý nhân sự, con người của bạn (cấp cao hoặc cấp thấp) của bạn. Do đó bạn hãy miêu tả cách làm và cách quản lý của bạn một cách chi tiết, đặc biệt nhấn mạnh vào kỹ năng quản lý, sắp xếp phân bổ công việc và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.

VD: Tôi sắp xếp công việc chi tiết theo tuần và ngày cho các nhân viên cấp dưới, các nhân viên luôn có tương tác với nhau và hỗ trợ nhau để công việc tổng thể được hoàn thành..

Câu hỏi 14: Bạn có giỏi làm việc theo nhóm không?

Mẹo xử lý: Bạn nên trả lời CÓ, do đó hãy chuẩn bị trước những minh họa cho nhà tuyển dụng về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc theo nhóm. 

VD: Mỗi người có khả năng khác nhau, Công Ty cũ của tôi về công nghệ, tôi thì hay sáng tạo, khi có ý kiến tổng hợp của nhóm thì tôi hay có ý tưởng giúp công việc tiến triển nhanh hơn. Nhóm tôi lại có 1 số người lập trình rất nhanh, và kết hợp với nhau xong dự án sớm.

Câu hỏi 15: Triết lý công việc của bạn là gì?

Mẹo xử lý: Tuy câu hỏi có vẻ “cao siêu”, nhưng hãy trả lời ở mức độ đơn giản nhất. Hãy nói tới những giá trị công việc mà bạn hướng tới, đồng thời gắn nó với tập thể, với công ty.

Câu hỏi 16: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án ABC của chúng tôi?

Mẹo xử lý: Nói chuyện một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và trách nhiệm, Hãy để câu trả lời lại cho nhà tuyển dụng bằng cách trả lời cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối cùng.

Câu hỏi 17: Đồng nghiệp làm việc chung hay làm bạn khó chịu không?

Mẹo xử lý: Khi bạn không biết người đang phỏng vấn mình có những yếu tố mà bạn khó chịu không thì không nên nói ra, Bạn khó chịu với một số tính cách nhất định của đồng nghiệp hay thậm chí do vùng miền, Thay vào đó hãy trả lời chung chung.

VD: Trước giờ tôi làm việc với rất nhiều đồng nghiệp cũ những chưa quá là khó chịu với ai cả, mọi người vẫn vui vẻ với nhau.

Câu hỏi 18: Tại sao nghĩ là bạn phù hợp với vị trí công việc đó?

Mẹo xử lý: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng và sự yêu thích của bạn phù hợp với vị trí công việc này và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề trong công việc này  mà bạn đã từng trải qua.

VD: thứ nhất là tôi yêu thích công việc này, thứ hai là tôi có khả năng tư vấn khách hàng tốt, thậm chí khách hàng cũ hay tặng quà cho tôi vì sự nhiệt tình...

Câu hỏi 19: Công việc hay tiền? cái nào quan trọng với bạn hơn.

Mẹo xử lý: Hãy nói về cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó, cái nào cũng quan trọng. Hãy cho nhà tuyển dụng biết ngoài tiền ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho công ty. đó là sự vững bền.

Câu hỏi 20: Sếp cũ đánh giá điểm mạnh nhất của bạn ở chỗ nào?

Mẹo xử lý: Chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.

Câu hỏi 21: Bạn có chịu áp lực công việc cao không?

Mẹo xử lý: Bạn sẹ vị nhà tuyển dụng vặn vẹo lại nếu trả lời không tốt, thay bằng cách đó hãy trả lời theo kiểu: “áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, hãy trả lời là bạn có thể làm việc có áp lực cao, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc.

VD: Nếu phân bổ thời gian tốt công việc sẽ hoàn thành đúng tiến độ mà không áp lực, với lại tôi cũng đam mê công việc này nên tôi cũng quen áp lực.

Câu hỏi 22: Làm sao Công Ty nhận bạn vào làm nếu bạn chưa có kinh nghiệm?

Mẹo xử lý: Nói ra những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin cao, nói về sự mong muốn làm tại Công Ty này. Hãy cho họ biết một vài trải nghiệm mà bạn từng trải qua có giúp ích cho công việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết).

VD: Trước khi ra trường tôi đã thực tập dạy môn toán tại trường Trung Học Hùng Vương, học sinh hiểu bài và thi được điểm cao hơn kỳ trước. Tôi nghĩ trường mình phù hợp với tôi.

Câu hỏi 23: Động lực nào khiến bạn muốn công việc này?

Mẹo xử lý: Tránh trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, gần nhà, khuyến khích sáng tạo, sự đam mê, sự phù hợp và cơ hội học hỏi…

Câu hỏi 24: Bạn coi thế nào là thành công đối với công việc này ?

Mẹo xử lý: Trả lời khéo léo sẽ giúp bạn tạo ấn tượng.

VD: Khi tôi hoàn thành và có được khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành ở mức tốt, tôi làm việc vượt được mục tiêu mà mình và công ty đề ra.

Danhbavieclam.vn

Xem thêm: 

    - 35 Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Hay Gặp và Mẹo Trả Lời Phần 1

    - 35 Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Hay Gặp và Mẹo Trả Lời Phần 3