1. Nghề quản trị kinh doanh là gì? Ví dụ: kinh doanh giống như đá bóng. Đương nhiên một đội bóng nào cũng muốn ghi bàn vào lưới đối phương. Vì vậy muốn đạt thứ hạng cao trong mùa giải, đội bóng đó...
- Bách Khoa Toàn Thư Về Công Việc. Kỳ 1: Nghề Kế Toán / Kiếm bộn tiền trong ngày nắng nóng bằng những nghề sau
1. Nghề quản trị kinh doanh là gì?
Ví dụ: kinh doanh giống như đá bóng. Đương nhiên một đội bóng nào cũng muốn ghi bàn vào lưới đối phương. Vì vậy muốn đạt thứ hạng cao trong mùa giải, đội bóng đó phải có chiến lược, chiến thuật.
Nghề quản trị kinh doanh cũng như vậy, kinh doanh ai cũng muốn có lợi nhuận. Quản Trị Kinh Doanh là tổng hợp của các quá trình: xác định mục tiêu kinh doanh, tổ chức điều hành hoạt động thực hiện mục tiêu đó, kiểm tra và quản lý tổ chức kinh doanh của mình.
Quản Trị Kinh Doanh là một ngành rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực
Một số lĩnh vực chủ yếu của ngành quản trị kinh doanh:
- Quản trị kinh doanh chung: Quản trị chiến lược, quản trị sản xuất, quản trị hậu cần…
- Quản trị kinh doanh theo ngành: Quản trị công nghệ và xây dựng, quản trị kinh doanh thương mại, quản trị kinh doanh bất động sản…
- Quản trị kinh doanh theo chức năng: Quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị marketing…
2. Để trở thành quản trị viên, bạn cần gì?
Yêu cầu tiên quyết của nghề này là phải có: Khối lượng kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kiến thức công cụ và pahir có tư duy kinh doanh.
Ngoài ra, một nhà quản trị có thể tiến xa là một người có đạo đức kinh doanh, có tầm nhìn xa trông rộng, sáng tạo, tự tin và dám chấp nhận rủi ro.
3. Công việc của một quản trị viên
- Tổ chức quản trị kinh doanh: Xây dựng mới hoặc kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp.
- Hoạch định kinh doanh: Định hướng cho việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể.
- Tổ chức kinh doanh: Thiết kế mới hoặc hoàn thiện hệ thống kinh doanh đã có.
- Lãnh đạo, điều hành kinh doanh: Theo dõi và điều hướng sự vận động kinh doanh và hệ thống tổ chức.
Quản trị kinh doanh có khả năng thăng tiến và thu nhập cá nhân cao
4. Vì sao nên chọn nghề quản trị kinh doanh
Cơ hội việc làm rộng lớn, liên thông và hội nhập quốc tế
Việc kinh doanh hiện nay đang thật sự phát triển trên tất cả các ngành nghề trong mọi lĩnh vực thì quản trị viên, nhất là quản trị viên cấp cao (Tổng Giám Đốc, Giám Đốc…) đã trở thành nghề phổ biến.
Khả năng thăng tiến, thu nhập cá nhân cao
Đối với nghề quản trị kinh doanh, nếu bạn là một người trẻ năng động, linh hoạt, có khả năng tiếp thu nhanh, không ngại chấp nhận thử thách, bạn sẽ rất dễ được các “sếp” chú ý và đề bạt vào những cương vị mới. Theo đó, bạn cũng nhanh chóng được đề bạt, tăng lương và các khoản thưởng.
Với những thông tin trên, bạn có cảm thấy Quản Trị Kinh Doanh chính là công việc thích hợp với mình? Nếu vẫn còn mơ hồ với lựa chọn nghề nghiệp tương lai, DanhBaViecLam.vn mời bạn tham khảo thêm nhiều công việc hấp dẫn khác trong chuyên mục Bách Khoa Toàn Thư Về Công Việc ở kỳ tiếp theo nhé!
(Đón xem: Bách Khoa Toàn Thư Về Công Việc. Kỳ 3: Nghề Marketing)
DanhBaViecLam.vn