Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Mọi việc ổn định hay rắc rối, đoàn kết hay mâu thuẫn, thành công hay thất bại đều do việc lựa chọn, sắp xếp và bố trí con người có thích hợp hay không và có đúng năng lực, sở trường chuyên môn của họ hay kh&...

- Intel và chiến lược kinh doanh kinh điển / 10 điều thực tế để cuộc sống của bạn ổn định và trở nên giàu có

Mọi việc ổn định hay rắc rối, đoàn kết hay mâu thuẫn, thành công hay thất bại đều do việc lựa chọn, sắp xếp và bố trí con người có thích hợp hay không và có đúng năng lực, sở trường chuyên môn của họ hay không. Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, là người đại diện, là linh hồn của tổ chức và là người dẫn dắt tổ chức đi đến thành công. Hãy cùng http://danhbavieclam.vn làm rõ bản lĩnh và phẩm chất của một nhà lãnh đạo đích thực nhé !

Thứ nhất, quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý:

Người quản lý là người lãnh đạo doanh nghiệp, là người có nghĩa vụ coi trọng tính nhân bản, thương yêu người lao động. Ngược lại, người lao động phải tôn trọng kỷ cương lao động mà doanh nghiệp quy định và làm việc với tinh thần tự giác vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Làm ngược lại với những đạo lý trên là không nên.

Đối với người lao động , họ không chỉ cần tiền để tồn tại. Họ cũng là con người, có lòng tự trọng. Họ cần cả thể diện cá nhân. Vì thế, muốn lãnh đạo tốt quần chúng, người lãnh đạo phải làm gương, phải sống trong sạch, đàng hoàng và chân thành với mọi người trong doanh nghiệp.

Xét đến đối tượng “người bị quản lý” thì người lãnh đạo cũng nên quan tâm tới một khía cạnh không thể bỏ qua là tâm lý lứa tuổi của con người nói chung và người lao động nói riêng.

xay dung moi quan he lanh dao

Xây dựng mỗi quan hệ bền vững giữa lãnh đạo và nhân viên

Thứ hai, phẩm chất cần đòi hỏi ở cán bộ lãnh đạo:

Cán bộ lãnh đạo phải là nhân tài vượt trội, phải là người đạt các phẩm chất tốt, đặc biệt họ phải là “văn nhân trong võ tướng” đồng thời “võ tướng trong thương nhân”.

- Cần có người theo mình vì không có ai theo thì lãnh đạo ai?

- Có lòng tự trọng, tự giác trách nhiệm.

- Người lãnh đạo làm gì cũng phải rõ ràng, phân minh.

- Người lãnh đạo không nên ngại sức ép của công việc và ngay cả với các đồng sự.

- Một nhà lãnh đạo đích thực không nhất thiết phải đạt tiêu chuẩn được quần chúng yêu mến hoặc khâm phục lên hàng đầu mà điều quan trọng là thành quả của nhà lãnh đạo mang lại cho doanh nghiệp và người lao động.

- Người lãnh đạo không được đố kị, tư túi, háo danh và hám tiền.

- Người lãnh đạo phải có bản lĩnh đi trước, lường trước những vấn đề có thể xảy ra trước khi những vấn đề này trở thành hiện tượng phổ biến.

- Người lãnh đạo cần phải đắm mình vào sự nghiệp.

Đó chính là khả năng dự cảm, khả năng dự báo sự phát triển của sự vật…

pham chat sang gia lanh dao

Người lãnh đạo luôn luôn tiên phong