Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Nợ xấu được khoanh vùng trong 3 nhóm nợ tín dụng (xem bài Phân Loại Nhóm Nợ Tín Dụng) từ nhóm 3 cho đến nhóm 5: Nhóm 3: Quá hạn thanh toán các khoản vay từ 90 ngày đến dưới 180 ngày Nh&oacut...

- Thu nhập bao nhiêu thì mua xe là phù hợp ở Việt Nam / Đi du dịch càng nhiều bạn càng có nhiều cơ hội kiếm tiền

Nợ xấu được khoanh vùng trong 3 nhóm nợ tín dụng (xem bài Phân Loại Nhóm Nợ Tín Dụng) từ nhóm 3 cho đến nhóm 5:

Nhóm 3: Quá hạn thanh toán các khoản vay từ 90 ngày đến dưới 180 ngày

Nhóm 4: Quá hạn thanh toán các khoản vay từ 180 ngày đến dưới 360 ngày

NHóm 5: Nhóm dư nợ này có khả năng mất vốn cao, quá hạn thanh toán các khoản vay trên 360 ngày

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác sẽ tra cứu lịch sử tín dụng này để quyết định xem có hỗ trợ các khoản vay cho bạn hay không. Nếu bạn mắc phải nợ xấu, khả năng cho vay gần như là không thể. Bạn nên kiểm soát việc chi tiêu một cách kỹ càng để không mất đi quyền lợi được hỗ trợ về mặt tài chính cho các hoài bão về sau.

Đảm bảo khoản thanh toán nằm trong mức bạn có thể đáp ứng

Cách tránh khỏi nợ xấu và sử dụng tài chính thông minh

Hãy lập một kế hoạch tài chính chi tiết với các hạng mục chi tiêu cũng như khoản vay, nợ một cách chi tiết, rõ ràng để tránh khỏi nợ xấu.

Tốt nhất bạn nên đảm bảo số tiền hoàn trả cho các khoản vay phải nằm dưới 50% thu nhập cá nhân/gia đình để dễ bề chi trả và “dễ thở” hơn khi các hóa đơn được gửi về nhà. Hãy nhờ chuyên viên tư vấn của ngân hàng/công ty tài chính hỗ trợ bạn lên kế hoạch này nhé.

Ngoài ra, các ứng dụng phục vụ cho nhu cầu kiểm soát tài chính cá nhân đang phát triển khá rộng rãi hiện nay. Chỉ cần thao tác khá đơn giản, bạn cũng có thể kiểm soát được toàn cảnh thu nhập, các khoản tiết kiệm cũng như nhu cầu chi tiêu chi trả một cách dễ dàng.

Đảm bảo các khoản vay gia đình không quá 3 khoản

Nếu người thân trong gia đình bạn có khoản nợ xấu với bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào, bạn có thể cũng sẽ không được duyệt khoản vay cá nhân của bản thân.

Hãy cố gắng tất toán tất cả các khoản vay trước đó khi muốn có một khoản vay mới để chỉ số “sức khỏe” tài chính của cả gia đình được đảm bảo và sẽ nhận được những hỗ trợ cần thiết từ các cty tài chính/ngân hàng trong tương lai.

Đảm bảo trả nợ đúng hạn.

Để tránh khỏi nợ xấu hiệu quả, hãy đặt lịch hẹn ngay trên điện thoại, các thiết bị điện tử bạn thường sử dụng để nhắc nhở bạn khi các khoản vay đến kỳ thanh toán.

Hiện nay hầu hết các Ngân hàng đều có chức năng tự động trừ khoản tiền có sẵn trong tài khoản để thanh toán cho các khoản vay. Bạn nên để dành sẵn một khoản tiền vừa đủ sẵn trong tài khoản cá nhân, tránh trường hợp quá bận rộn mà quên thanh toán đúng hẹn.

Chỉ vay khi có mục đích rõ ràng

Hãy xác định ngay cả khi đi vay cũng phải biến số tiền đã vay đó thành một khoản đầu tư có hiệu quả. Luôn xác định mức độ cần thiết và mục đích của khoản vay một cách rõ ràng.

Vay để kinh doanh nhỏ: Đây là khoản tiền có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập và giải tỏa phần nào áp lực kinh tế.

Giáo dục: Kiến thức là nền tảng để có thể nâng tầm bản thân để có mức thu nhập cao. Nếu bạn cần vay vốn để đóng học phí thì đừng ngần ngại, đây là phương thức đầu tư thông minh về lâu dài.

Du lịch: nếu là du lịch nghỉ dưỡng thì bạn nên cân nhắc. Còn nếu là một chuyến du lịch khám phá để “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thì sẽ là một khoản đầu tư khá đáng giá.

Còn nhiều nữa những dự định, những mục đích để bạn sử dụng tài chính và cân nhắc đầu tư một cách thông minh cho tương lai.

Với mọi quyết định liên quan đến tài chính, hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi đặt bút ký vào một hợp đồng vay nào.