Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Trong một công ty luôn có những con người với những tính cách khác nhau. Trong công việc cũng vậy, khi bạn là người quản lý của một công ty bạn sẽ tiếp xúc với những kiểu nhân viên không giống nhau, ...

- Những điều sai lầm trong nghệ thuật quản lý nhân viên

Trong một công ty luôn có những con người với những tính cách khác nhau. Trong công việc cũng vậy, khi bạn là người quản lý của một công ty bạn sẽ tiếp xúc với những kiểu nhân viên không giống nhau, có những nhân viên rất tuyệt vời thông hiểu bạn trong công việc, tuy nhiên có những nhân viên giỏi nhưng cứng đầu sẽ khiến bạn mệt mỏi, đau đầu. Làm quản lý không dễ dàng chút nào cả, đặc biệt quản trị nhân sự luôn là bài toán nan giản đối với các doanh nghiệp.

Chắc chắn bạn không nên làm đó là " thượng cẳng tay, hạ cẳng chân", cách giải quyết của  các sếp với những nhân viên bất kham vẫn thường là: Thái độ thù nghịch ngày càng leo thang, hoặc mặc kệ ra sao thì ra và thế là tình hình ngày càng tồi tệ hơn. và cuối cùng dẫn đến chia tay nhau.

Trông có vẻ bế tắc. Tuy nhiên, đây sẽ là một vài giải pháp cho các sếp trước nhân viên của mình, "lạt mềm buộc chặt", quản lý nhân sự phải có nghệ thuật. Thay vì cứng nhắc cứ áp dụng các quy định mà mình ban ra, bạn có thể sử dụng vài cách mềm dẻo để hướng nhân viên theo cách có lợi cho bản thân họ, đồng nghiệp lẫn công ty.

Nghệ thuật quản lý với những kiểu nhân viên khó chịu

Để quản lý nhân viên cần phải có nghệ thuật mềm dẻo tránh xích mích

Nghệ thuật quản lý ở đây là gì? Khi các quản lý gặp nhân viên "khó trị" hãy làm theo các cách này.  Đây là một nghiên cứu của Tiến sĩ Judith Orloff, giáo sư ngành Tâm thần học tại Đại học UCLA (Mỹ). Đó là nghệ thuật quản lý dành cho các "sếp" khi gặp phải các kiểu nhân viên "khó chịu" 

 * Kiểu nhân viên thích đổ lỗi: Những người này có thái độ giao tiếp kém, mặc kệ cảm nhận người khác, hay đổ lỗi do hoàn cảnh khách quan, làm cho bạn luôn cảm thấy mình là người có lỗi trước hoặc do công ty có lỗi, người khác có lỗi, họ không có trách nhiệm gì cả.

Cách xử lý cho các "Sếp" là nên chỉ định cho họ làm những công việc độc lập. Nói cho họ biết rõ những sai trái của họ có thể ảnh hưởng xấu đến công ty, đến đồng nghiệp khác, thay vì phải ra lệnh kiểu  “ông phải làm thế này, phải làm thế kia mới đúng” những câu như “Tôi nghĩ anh/chị nên làm cách này tốt hơn”, “Anh, chị nghĩ nên làm thế nào?” sẽ phù hợp để cho họ lựa chọn và chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. 

* Kiểu nhân viên hay nổi nóng: Hở một cái không vừa là nổi nóng, căng thẳng leo thang họ luôn lớn tiếng với những đồng nghiệp khác và không ngần ngại thể hiện trút sự bực bội và tức giận của mình. Những cơn bực tức sẽ phá hủy tâm trạng tích cực cùng các mối quan hệ tại phòng làm việc, và nó có thể dẫn đến hành vi bạo lực thiếu kiểm soát gây chia rẽ nội bộ. Một công ty luôn trong tình trạng căng thẳng không thể phát triển nhanh được.

Khi bạn là một người quản lý, bạn nên càng hiểu rõ tác hại của việc không kiềm chế cảm xúc sẽ ảnh hướng thế nào đến tập thể.

Thay vì quát tháo, đập bàn, nạt nhân viên, là quản lý bạn hãy tạo điều kiện để họ được tư vấn tâm lý và trò chuyện thẳng thắn với họ về các vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống hay công việc.

* Kiểu nhân viên thụ động: Hứa hẹn nhiều nhưng không làm được bao nhiêu. Họ thường là một người đồng cảm với bạn, khiến cho bạn “tiến thoái lưỡng nan”, và cảm thấy mình vô dụng vì không kiểm soát được tình hình và không biết chuyện gì đang diễn ra. Vô tình họ kiểm soát bạn đến nỗi bạn không hề hay biết.

Cách xử lý ở đây chính là bạn phải đặt sự kỳ vọng rất rõ ràng cho họ. Kiểm soát chặt chẽ tiến độ công việc của kiểu nhân viên này, có báo cáo rõ ràng hàng ngày, hàng tuần. 

* Kiểu nhân viên tự kiêu: Cho mình là người giỏi nhất, luôn muốn tìm chú ý từ đồng nghiệp khác, khát khao sự khen ngợi từ mọi người. Không bao giờ cảm nhận đến suy nghĩ của mọi người. Những người này rất nhạy cảm với những chỉ trích và có khả năng phản ứng mạnh mẽ với chỉ trích đó.

Tuy nhiên ngược lại người tự kiêu lại là người có tố chất lãnh đạo trong tương lai. Đối với kiểu nhân viên hay tự kiêu, bạn nên đưa ra những lợi ích đi kèm với trách nhiệm của họ.

* Kiểu nhân viên nhiều chuyện: Chắc chắn cơ quan phòng ban nào cũng sẽ có kiểu nhân viên này. Nhiều chuyện kiểu vui vẻ làm thì làm chơi thì chơi nhưng tiến độ vẫn hoàn thành, chém gió thì không sao. Nhưng khi kẻ nhiều chuyện hay thường xuyên nói xấu về sếp hay bạn, nói xấu qua lại những người khác trong công ty và gây ra mâu thuẫn nội bộ thì xác định đó là hành vi phá hoại và bạn cần phải giải quyết chuyện này.

Cách xử lý: Nhìn vào mặt tích cực của nhân viên này là giao tiếp tốt, cho nên khi làm quản lý bạn cần phân công cho họ những việc liên quan đến giao tiếp như: telesale, bán hàng, gọi điện thoại...

Khi bạn vô tình liên quan đến một tin đồn từ nhân viên gây ra, bạn nên đừng quá quan tâm tìm hiểu. Khi vấn đề phức tạp quá bạn nên trao đổi trực tiếp với họ, bạn cần thẳng thắn trao đổi với nhân viên và giải thích lý do tại sao những tin đồn này gây hại cho công ty. Có như vậy mới ngăn chặn được những tin đồn ác ý.

Phía trên là 5 kiểu nhân viên "khó trị" thường gặp nhất khi bạn làm quản lý sẽ hay gặp phải. Tương ứng với mỗi kiểu nhân viên đều có một cách xử lý riêng đối với từng nhân viên.

Nghệ thuật quản lý trong công ty cũng cần rèn luyện và tùy cơ ứng biến chứ không phải rập khuôn máy móc. 

 

Danhbavieclam.vn