Là gia đình giàu có nhất thế giới, các thành viên của Waltons có những khoản chi khổng lồ cho các sở thích cá nhân từ sưu tập siêu xe đến các tác phẩm nghệ thuật. Điểm chung là tất cả đều d&a...
- Doanh nhân Việt vẫn làm nên sự nghiệp lớn dù không có bằng đại học / Làm sao để quản lý nhân viên chứ không phải là quản thúc
Là gia đình giàu có nhất thế giới, các thành viên của Waltons có những khoản chi khổng lồ cho các sở thích cá nhân từ sưu tập siêu xe đến các tác phẩm nghệ thuật. Điểm chung là tất cả đều dành một phần tài sản cho các hoạt động từ thiện.
Nếu bạn chưa biết thì gia đình Waltons – chủ sở hữu của chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart, là gia đình giàu có nhất nước Mỹ, với tổng khối tài sản của tất cả những thành viên là 151.5 tỷ USA (theo Bloomberg), nhiều hơn cả Jeff Bezos, Bill Gates và Warren Buffett. Trên thực tế, gia tài của họ còn nhiều hơn gia tộc giàu thứ 2 nước Mỹ - gia tộc Kochs – tới 52.8 tỷ USD.
3 người con của Sam Walton - đồng sở hữu Walton Enterprises, là những cổ đông lớn nhất của công ty và cũng là những người thường xuyên lọt top những người giàu nhất nước Mỹ. Điều này không có gì kỳ lạ khi họ sở hữu “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp bán lẻ của thế giới với doanh thu 500 tỷ USD từ gần 12.000 cửa hàng trên khắp thế giới.
S. Robson Walton là con trai cả của Sam và hiện là người duy nhất trực tiếp điều hành Walmart. James Walton, em trai ông, cũng quản lý công ty cho đến năm 2016 rồi nhường lại cho con trai là Steuart Walton. Trong khi đó, Alice Walton là người con gái duy nhất, cũng là người ít tham gia vào các hoạt động kinh doanh của công ty nhất. Thay vào đó, bà sáng lập bảo tàng nghệ thuật Mỹ Crystal Bridges vào năm 2011, thu hút 1 triệu khách tham quan sau gần 2 năm hoạt động.
Thường xuyên góp mặt trong các danh sách tỷ phú nước Mỹ do Forbes bình chọn nhưng các thành viên gia đình Walton khá kín tiếng và khiêm tốn nơi công cộng. Cuộc hành trình của gia đình Walton với chuỗi siêu thị Walmart có thể được tóm tắt qua những dấu mốc cực kỳ nổi bật.
Sam Walton và người anh em của mình là Bud mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1945 tại Newport, Arkansas. Đến năm 1962, hệ thống Walmart thật sự thành hình tại Rogers, Arkansas và dần trở thành “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp bán lẻ của thế giới. Ông kết hôn với Helen Ronson và có 4 người con: Rob, John, Jim và Alice. Ông mất năm 1992.
Samuel Robson Walton (hay còn gọi là Rob) là con trai cả của Sam Walton.
Ông giữ chức chủ tịchWalmart cho đến năm 2015. Những gì người ta biết về tài sản hiện hữu của Rob là ông có một ngôi nhà ở Thung lũng Paradise, Arizona, gần chân núi Camelback. Trong quá khứ, các nhân viên Walmart đã từng tập hợp biểu tình trước căn nhà này để ủng hộ tăng lương cùng những phúc lợi tốt hơn.
Ông cũng có một bộ sưu tập xe cổ vô cùng giá trị. Năm 2013, ông từng lái chiếc Daytona Coupe trị giá 15 triệu USD xuống đường và không may làm hư hại nó. Đây là một trong 5 chiếc xe được sản xuất có giới hạn.
John Walton, con trai thứ 2 kết hôn với Christy Walton và có một con trai tên là Lukas. Ông không may mất ở một tai nạn máy bay vào năm 2005, ở tuổi 58. John để lại khoảng 17% tài sản của mình cho vợ, phần còn lại là cho tổ chức từ thiện và con trai.
James "Jim" Walton là con trai út. Khối tài sản ông đang sở hữu được ước tính trị giá 42.1 tỷ USD. Ông là Chủ tịch hội đồng quản trị của Arvest Bank – ngân hàng trị giá hơn 18 tỷ USD của gia đình Walton. Ông cũng phục vụ trong Hội đồng quản trị Walmart trước khi nhường lại cho con trai - ông Steuart Walton vào năm 2016.
Người con gái út, Alice Walton, hiện đang có khối tài sản 40.4 tỷ USD. Bà từng ly hôn 2 lần và vẫn chưa có con cái. Alice chưa bao giờ đóng vai trò tích cực trong việc kinh doanh của gia đình, thay vào đó bà lại hoạt động tích cực trong lĩnh vực nghệ thuật. Bà yêu thích nghệ thuật từ khi còn nhỏ và hiện nay, bà sở hữu một bảo tàng mang tên Crystal Bridges, nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật trị giá lên tới 500 triệu USD. Khi mới mở ra vào năm 2011, nó có giá trị đầu tư gấp 4 lần Bảo tàng Whitney nổi tiếng ở New York.
Bà sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật riêng khổng lồ, với những tác phẩm gốc của Andy Warhol và Georgia O'Keefe. Năm 2014, bà đã chi 44.4 triệu USD cho một bức tranh của Georgia O'Keefe. Đây chính là vụ mua bán giá trị nhất từ một người phụ nữ trong lịch sử nghệ thuật.