Không phải ai cũng đủ sáng suốt để nhận ra là bản thân đã rơi vào một cái bẫy tài chính như thế này: Bạn sống trong một ngôi nhà đẹp vì cuối cùng thì khả năng tài chính cũng cho ph&eac...
- Thói quen giúp bạn trở thành một nhà đầu tư thành công / Lời khuyên về vấn đề tài chính từ các chuyên gia nổi tiếng thế giới
Không phải ai cũng đủ sáng suốt để nhận ra là bản thân đã rơi vào một cái bẫy tài chính như thế này: Bạn sống trong một ngôi nhà đẹp vì cuối cùng thì khả năng tài chính cũng cho phép bạn mua được một căn nhà như thế. Nhưng khi nhìn sang nhà đồng nghiệp hay hàng xóm, bạn thấy họ có những món đồ đắt tiền hay có những kì nghỉ xa xỉ, bạn nghĩ họ giàu, thậm chí rất giàu.
Sự thật lại không giống như bạn suy nghĩ: họ không hề giàu. Khi nhìn vào tài khoản ngân hàng và các báo cáo tài chính của họ, bạn có thể thấy rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn khả năng tài chính của mình. Nhưng bạn lại đang lấy họ là hình mẫu trên con đường xây dựng giàu có của bản thân, bạn sao chép những gì họ làm và kết quả thu lại được là: bạn cũng tiêu nhiều hơn khả năng tài chính thực tế của chính mình.
Eric Roberge, chuyên gia lập kế hoạch tài chính kiêm founder website Beyond Your Hammock đã chia sẻ trên Business Insider về những sai lầm mà phần lớn chúng ta đều mắc phải ở độ tuổi 30.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tiêu sạch số tiền kiếm được?
Tất nhiên, với sự tính toán thì bạn không tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được nhưng vì sự bất cẩn mà tờ tiền cuối cùng cũng theo sự lãng phí mà ra đi. Lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ không có sự lựa chọn thứ hai. Bạn không có một mạng lưới an toàn nào. Khi có điều gì đó thay đổi, kế hoạch tài chính của bạn sẽ sụp đổ.
Vấn đề là mọi thứ lại thay đổi. Luôn luôn có những vấn đề phát sinh khiến bạn phải chi tiêu thêm tiền. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn cần có kế hoạch để đối phó với những bất ngờ, tức là bạn cần tiết kiệm để có tiền trong những thời điểm cuộc sống không như ý.
Không phải ai cũng đủ sáng suốt để nhận ra là bản thân đã rơi vào một cái bẫy tài chính.
Trông có vẻ giàu có và giàu có thực sự là hai khái niệm hoàn toàn khác
Có thể không ít người luôn tâm niệm rằng một ngày nào đó mình giàu lên và việc đơn giản nhất cần làm đầu tiên là hành động như một người giàu ngay từ bây giờ. Nhưng thực tế là bạn chỉ mới đang trên con đường đi đến sự giàu có.
Và tin buồn là, hành động giống người giàu hôm nay có thể sẽ ngăn cản bạn trở nên giàu có sau này. Phần lớn những người chi tiêu nhiều không có nhiều tiền (trừ khi họ xuất thân từ một gia đình có gia thế khủng và tài sản khủng).
Nếu cố ngang bằng với mọi người và tiếp tục chi tiêu, có thể bạn sẽ không ngờ đến ngày bản thân sẽ khánh kiệt trên đường đua không bao giờ dừng của những kẻ không bao giờ thiếu tiền.
Có một kế hoạch tài chính cụ thể và tận dụng triệt để để làm giàu
Việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập một tỷ lệ tiết kiệm. Số tiền còn lại sau khi đã trích tiết kiệm là số tiền bạn có thể chi tiêu. Tỷ lệ tiết kiệm cơ bản là 20% thu nhập. Nếu bạn muốn nhanh giàu hoặc nghỉ hưu sớm, tỉ lệ này ít nhất phải là 30%. Bạn càng tiết kiệm nhiều thì thời gian của bạn càng được rút ngắn lại.
Sự thành công về mặt tài chính không phải là không chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào và trở thành một người giàu có bần tiện, vơ vét mọi đồng xu. Bạn nên nhớ tiền là một công cụ và công cụ có nghĩa là cần được sử dụng hiệu quả. Đó là tận dụng tối đa mỗi đồng bạn chi tiêu. Bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền mà không ảnh hưởng đến kinh nghiệm sống và giúp bạn thành công về mặt tài chính.
Lời khuyên hữu ích nhất dành cho tất cả mọi người: Hãy tiêu ít hơn bạn kiếm được
Nếu tiêu bằng số tiền bạn kiếm được, vậy là bạn vẫn đang chi tiêu quá nhiều. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang xây một lâu đài cát và bạn lấy sang để vận chuyển cát. Khi bạn mang cát đến nơi muốn xây thì tất cả số cát đã rơi hết khỏi sang. Tương tự như vậy, hãy suy nghĩ về việc bạn cần sống bằng khả năng kiếm tiền của mình.
Vì thế lời khuyên của Roberge cho những ai đang ở lứa tuổi 30 hoặc đang cố gắng làm giàu là: hãy sống và tiêu tiền dưới khả năng của mình càng nhiều càng tốt. Vì để đạt được tự do tài chính hay bất cứ mục tiêu tài chính quan trọng nào khác, bạn đều cần phải tiết kiệm tiền. Trong tương lai bạn sẽ chẳng biết chuyện gì sẽ xảy đến với mình, có thể là nghỉ việc hay ốm đau phải đi viện.
Bạn cần tạo ra những tài sản (bất động sản, doanh nghiệp...) để có thể tạo ra thu nhập. Số tiền đầu tư ban đầu chính từ khoản tiết kiệm của bạn.