Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Bạn đã bao giờ rời bỏ một công việc với ý nghĩ rằng: "Mình sẽ không bao giờ quay lại đây nữa" chưa? Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều mang trong mình suy nghĩ này khi quyết ‘dứt áo ra đi’ khỏi công việc cũ để ...

- Những câu nói nên dùng thường xuyên ở nơi làm việc giúp bạn thăng tiến / Văn hóa trong cuộc sống và làm việc đáng học hỏi của người Đức

Bạn đã bao giờ rời bỏ một công việc với ý nghĩ rằng: "Mình sẽ không bao giờ quay lại đây nữa" chưa? Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều mang trong mình suy nghĩ này khi quyết ‘dứt áo ra đi’ khỏi công việc cũ để tìm cho mìnhmột chân trời mới. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt này không phải lúc nào cũng cho phép ta thực hiện được những ý định trong đầu mình.

Có một ngày sau khi đã rời khỏi công việc cũ, ta lại chợt nhận ra rằng đó mới là nơi mình thuộc về, đó mới là nơi mình nên làm việc. Những khó khăn xưa khiến chúng ta rời bỏ công việc hóa ra cũng chẳng là gì so với áp lực công việc mới. Đó là lúc ta phân vân nhất, liệu có nên quay về với công việc cũ không?

Cân nhắc trước khi quyết định

Trước khi quyết định quay lại cơ quan cũ, hãy tự xem xét tình hình một chút. Nếu khi xưa ra đi không được êm đẹp lắm và bạn đã quyết không dây dưa gì với đồng nghiệp hay vị sếp cũ, hoặc bạn ra đi vì không phù hợp với môi trường làm việc của công ty, thì tốt nhất đừng lựa chọn quay trở lại. Kể cả khi bạn có quay trở lại với một vị trí công việc khác, thì sau này bạn sẽ vẫn tiếp tục không thích ứng được với môi trường làm việc và văn hóa trong công ty thôi.

Tuy nhiên, nếu bạn rời công ty cũ trong tình huống khá thoải mái cùng một lý do hợp lý (một vài lí do cá nhân, cần trau dồi thêm kỹ năng mới,…) thì bạn hoàn toàn có thể xem xét về việc ‘nối lại việc xưa.’

Nên bắt đầu từ đâu?

Nhanh chóng đưa ra lời đề nghị:

Giờ thì, nếu đã chắc chắn với quyết định của mình, hãy mạnh dạn đề nghị với nhà tuyển dụng. Việc bạn ngại ngần và nhờ đồng nghiệp cũ chuyển lời chỉ khiến bạn vô tình đánh mất cơ hội của mình vào tay kẻ khác. Hãy chủ động gọi điện hoặc gửi email để sắp xếp một cuộc hẹn trực tiếp với người chịu trách nhiệm tuyển dụng chính để nói về vấn đề này, tuyệt đối không bao giờ nhờ vả người thứ ba. Cơ hội của mình phải do chính mình nắm lấy.

Quay lại công việc bạn đã bỏ

Quay lại công ty cũ, lối đi nào thông minh cho bạn.

Hoặc liên hệ với quản lý cũ: 

Theo các chuyên gia thì người đầu tiên bạn nên tiếp cận đó chính là quản lý cũ, nếu có thể. Đừng nộp đơn ứng tuyển online một cách thầm lặng mà không báo trước với quản lý cũ của bạn. Hãy gọi điện cho họ và nói chuyện một chút về lý do thực sự khiến bạn rời bỏ công việc lúc trước, lý do khiến bạn muốn quay trở lại, về một số khúc mắc còn tồn tại có thể giải quyết trước khi bạn quay lại, hoặc khả năng bạn được nhận trở lại vào công ty,… Dù bằng cách nào, hãy để người khác cảm thấy thiện chí, sự chân thành và ước mong quay lại công việc một cách nghiêm túc từ bạn, đó có thể là chìa khóa mở mọi cơ hội của bạn sau này.

Tìm hiểu về chính sách công ty:

 Vẫn là cùng một công ty, nhưng tâm thế khi bạn mới bắt đầu công việc lần đầu sẽ khác biệt hơn khi bắt đầu quay trở lại công việc sau một thời gian dài. Thêm vào đó, dường như một số công ty có ‘quy tắc ngầm’ về việc nhận lại nhân viên cũ. Hãy tìm hiểu kĩ về quan điểm của doanh nghiệp trong việc thuê lại nhân viên cũ và đưa ra kế hoạch tiếp cận phù hợp với bản thân.

Tập trung vào những ích lợi của quãng thời gian nghỉ việc: 

Nếu bạn rời bỏ công việc cũ với lý do trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức cho bản thân, thì sau quãng thời gian đó, bạn đã có thêm được những gì? Những điều này có ích như thế nào khi bạn quay trở lại với công việc lúc trước? Hãy cho mọi người thấy bạn thật sự đã quay lại cùng những kỹ năng tốt hơn, một thái độ tích cực hơn trong công việc.

Cho công ty thấy lợi ích của việc tuyển dụng bạn một lần nữa: 

Theo bạn, tại sao công ty phải đồng ý tuyển dụng lại một người đã nghỉ việc? Bạn có điều gì có thể khiến họ chú ý và không ngần ngại trao thêm cho bạn một cơ hội nữa? Đó chính là sự quen thuộc của bạn với công việc, bạn không cần trải qua quá trình đào tạo nhân viên mới, bạn biết rõ những công việc mình nên làm, bạn biết xử lí các vấn đề ra sao,…

Bạn cũng là người nắm lợi thế:

 Đơn giản, bạn là một người đã quen thuộc với công việc, đồng nghiệp, cách thức làm việc tại công ty. Đừng ngần ngại thể hiện chính mình để một lần nữa thay đổi cái nhìn của mọi người trong công ty về một người đã xin nghỉ việc bỗng dưng quay trở lại!

Sự cam kết của bản thân: 

Bạn đã từng rời bỏ công việc này một lần, vậy lấy gì khẳng định rằng bạn sẽ không sẵn sàng rời bỏ nó thêm lần nữa? Điều các công ty cần là những nhân viên tích cực hết mình vì công việc chứ không phải một người sẵn sàng quay trở lại rồi lại rời đi một cách chóng vánh nếu không phù hợp. Nếu thật sự nghiêm túc quay lại với công việc, bạn hãy cho cấp trên thấy quyết tâm của mình cùng những cam kết có thể khiến họ tin tưởng.