Phát biểu tại hội thảo "Đánh giá tiến độ thực hiện và định hướng hợp tác trong giai đoạn tiếp theo" diễn ra ngày 1/6, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết, thời gian q...
- Startup về blockchain Brendan Blumer huy động được 4 tỷ USD / Tại sao Thế Giới Di Động lại đóng 7 cửa hàng điện thoại?
Phát biểu tại hội thảo "Đánh giá tiến độ thực hiện và định hướng hợp tác trong giai đoạn tiếp theo" diễn ra ngày 1/6, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết, thời gian qua Chính phủ Austrailia đã tài trợ cho Việt Nam hơn 6,5 triệu USD (tương đương 174 tỷ đồng) hỗ trợ cải cách kinh tế ở Việt Nam.
Chương trình này có mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh và đưa Việt Nam tiến gần hơn tới nền kinh tế thị trường. Đồng thời giúp Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới vào năm 2020, tăng tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân.
Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp nguy cơ không thể đạt được
Tuy nhiên, bình luận về con số 1 triệu doanh nghiệp, bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, trên thực tế, mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp này đang có nguy cơ không thành. Bởi để đạt mục tiêu đến năm 2020 đạt được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như Nghị quyết 35 của Chính phủ đề ra, trung bình mỗi năm cần khoảng gần 150.000 doanh nghiệp mới và phải là doanh nghiệp sống được cùng phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhưng, số doanh nghiệp phá sản ngừng hoạt động vẫn nhiều lên và số phá sản gần bằng số doanh nghiệp mới ra đời.
Doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đã được xác định là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế và "được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018". Nhưng các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức như trình độ công nghệ thấp, trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng chưa có đột phá và chỉ khi có đột phá mới tạo được một điều kiện tốt cho doanh nghiệp phát triển.
Trong khi đó, 2018 sẽ là năm mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài sẽ gia tăng và một số chính sách mới sắp thực thi sẽ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. "Đây là trăn trở của chúng ta, cần có chín sách hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp", bà Hằng nói.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, cần xây dựng chính sách cạnh tranh quốc gia trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nước, nhất là khi ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh phi truyền thống xuất hiện.
Liên quan chính sách cải cách và tái cơ cấu của Việt Nam, theo TS Nguyễn Đình Cung, tính đến quý 1/2018, các bộ ngành đã cắt bỏ, đơn giản hóa được 738 điều kiện kinh doanh. Kết quả này cũng có sự tham gia của các tổ chức quốc tế cùng đồng hành, giám sát và khuyến nghị Việt Nam thực hiện.
TS Nguyễn Đình Cung
Tuy nhiên, ông Cung thừa nhận, thời gian tới mục tiêu của Nghị định 19/2018 đạt được không hề dễ dàng. Dự kiến Nghị quyết yêu cầu cắt bỏ và đơn giản hóa hơn 1.968 điều kiện kinh doanh; các bộ sẽ phải cắt giảm 500 trong các thông tư và dự thảo nghị định. Như vậy, đây sẽ là áp lực rất lớn và cần quyết tâm lớn hơn năm 2017.
Về khởi sự kinh doanh, chúng ta phải cải thiện ít nhất 40 bậc từ vị trí 123 hiện nay, lên vị trí 83/190 nền kinh tế. Giấy phép xây dựng cũng phải giảm thêm 47 ngày xuống còn 119 ngày; thời gian nộp bảo hiểm xã hội cũng phải rút ngắn xuống còn 168 giờ thay vì mất 498 giờ/năm như hiện nay. Đặc biệt, buộc phải cắt giảm 50% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Về chỉ số công bố thông tin bằng hải quan điện tử, nộp thuế điện tử, ông Cung cho rằng, mới chỉ dừng lại ở các cơ quan tự giám sát, công bố. Họ nói bao nhiêu, chúng ta biết bấy nhiêu chứ chưa có cơ chế để giám sát, dư luận và người thụ hưởng phản biện. Chúng ta cần các tổ chức nước ngoài hỗ trợ theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả.
"Thời gian vừa qua, dù Việt Nam có nhiều chỉ số tăng điểm nhưng thứ hạng của Việt Nam lại thụt lùi. Đây là do các nước đi trước ta đi quá nhanh và các nước đứng sau ta đã cải thiện nhanh hơn chúng ta. Chính vì thế, không nên bằng lòng và vội thoả mãn với thành tích thời gian qua", ông Cung nói.Cũng theo ông Cung, mặc dù Chính phủ và một số bộ thực hiện thủ tục trực tuyến của Chính phủ điện tử trong thông quan hải quan, nộp thuế và đăng ký kinh doanh qua mạng (online). Tuy nhiên, nhiều công chức, cơ quan công quyền vẫn muốn gặp trực tiếp doanh nghiệp chứ chưa muốn làm online hoàn toàn.
TS Cung nhấn mạnh: "Hiện ngay cả ở trong các báo cáo của tổ chức nước ngoài, báo cáo thường niên của các viện gửi lên cho Chính phủ, để dùng được những từ như "phê bình", "đề nghị phê bình" bộ này, bộ kia, ông nọ, ông kia cũng rất khó và không dám. Họ phải thay bằng những cụm từ nhẹ nhàng hơn như nhắc nhở, đốc thúc... Những từ nhẹ hơn thì áp lực buộc phải đổi thay cũng giảm đi.
Mục tiêu của năm 2018, Chính phủ quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu xếp hạng ở vị trí thứ 50-60, tức là tăng khoảng 8 - 10 bậc so với hiện nay (68/190 nền kinh tế được đánh giá). Để làm được điều này, nhiều chỉ số cần phải cải thiện với điểm rất cao, đặc biệt là phải rất nỗ lực.