Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Chi phí sinh hoạt ngày càng cao, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn, khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ phải vắt sức trang trải. Tuy nhiên, không phải chỉ có hai vợ chồng trẻ đau đầu với việc quản lý chi tiêu, nhiều gia đ&igr...

- 7 bước lập kế hoạch tài chính cho tương lai tốt đẹp hơn / Trước khi khởi nghiệp bạn cần chuẩn bị những điều gì?

Chi phí sinh hoạt ngày càng cao, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn, khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ phải vắt sức trang trải. Tuy nhiên, không phải chỉ có hai vợ chồng trẻ đau đầu với việc quản lý chi tiêu, nhiều gia đình thu nhập “khủng” cũng không tiết kiệm được là bao.

Dưới đây là các mẹo chi tiêu cho gia đình có con nhỏ:

1.Viện phí và bảo hiểm

Phụ nữ mang thai thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra định kì. Chi phí này cao hay thấp tuỳ thuộc vào dịch vụ bạn chọn, bao gồm: phí khám bệnh, siêu âm, xét nghiệm, các mũi chích ngừa,… Ngoài ra còn chi phí khi đi sinh nở như viện phí, dịch vụ, thuốc men,…. Bạn nên mua các gói bảo hiểm thai sản để được hỗ trợ đến chi phí.

2.Chuẩn bị tài chính trước khi sinh

Bạn có thể bắt đầu với một cuốn sổ tiết kiệm khi có ý định sinh con. Việc chuẩn bị này tạo nền tảng tài chính cho bạn và gia đình từ khi mang thai cho đến khi em bé chào đời. Đồng thời, hãy lập kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng cho từng giai đoạn để chủ động về mặt tiền bạc và tránh lãng phí vào những khoản không cần thiết.

3.Chi phí cho mẹ

Các khoản chi thấy rõ nhất khi phu nữ mang thai là thực phẩm, đồ dùng cá nhân, bảo hiểm (không bắt buộc nhưng nên mua vì an toàn cho mẹ và con). Ngoài ra còn vật dụng cần thiết như bộ hút sữa, kem chống rạn sau sinh… Để tránh lãng phí bạn nên tìm hiểu kĩ thông tin từ bác sĩ hay kinh nghiệm của người quen.

4.Chi phí cho trẻ sơ sinh

Tâm lí của của nhiều vợ chồng khi sắp có con thường hay thích mua sắm đồ cho bé: quần áo, nôi, tả, chậu tắm, đồ chơi… Việc chuẩn bị kĩ đầy đủ giúp bạn có đầy đủ tiện nghi khi chăm con nhưng bạn chỉ nên mua đồ dùng thiết thực. Quần áo cho trẻ chỉ nên sắm khi bạn biết rõ giới tính của con.

5.Tiết kiệm sau khi sinh con

Các khoản tiết kiệm có được trước khi sinh con sẽ phần nào hỗ trợ chi tiêu sau khi sinh. Tiết kiệm sau khi sinh con giúp bạn cân đối được ngân sách hợp lí. Nguyên tắc chi tiêu khi gia đình có con nhỏ là chỉ tập trung vào các nhu cầu cấp thiết nhất như:

6.Thực phẩm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé và giúp gia đình tiết kiệm. Mẹ cho con bú sẽ nhanh lấy lại vóc dáng, không cần chi quá nhiều tiền cho các dịch vụ giảm cân sau sinh.

7.Quần áo

Trẻ em trong giai đoạn 0 – 1 tuổi lớn rất nhanh nên bạn không cần đầu tư quá nhiều cho trang phục của bé. Chẳng hạn như tã giấy dùng 1 lần rồi bỏ nên bạn có thể chọn thương hiệu uy tín mà giá hợp lí.

Kế hoạch tài chính cho gia đình có con nhỏ

Quần áo nên được mua mỗi 4 tháng một lần và bạn nên chút ý vào chất liệu và kích thước thay vì nhãn hiệu.

8.Chi phí sức khỏe, bảo hiểm

Khám sức khỏe định kì, tiêm chủng và bảo hiểm y tế cho trẻ nhỏ là khoản chi bắt buộc. Bạn không nên bị bó buộc vào quan niệm bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công. Khi đi khám bạn hãy tận dụng bảo hiểm y tế để được hỗ trợ chi phí.

9.Học phí

Ngày nay vì lí do công việc, nhiều phụ huynh thường gửi con đi nhà trẻ từ rất sớm. Nhiều người chọn các trường tư thục, trường quốc tế với học phí cao. Điều này vô hình tạo áp lực lớn trong chi tiêu cho gia đình có con nhỏ. Con bạn sẽ không giỏi hơn chỉ vì học trường quốc tế. Giáo dục chỉ có thể hiệu khi bé tự nỗ lực với sự dẫn dắt của gia đình và nhà trường.

10.Tận dụng đồ chơi cũ

Các vật dụng hay thiết bị như thau tắm, nôi, tủ đồ, xe đẩy hay đồ chơi thường chiếm một phần không nhỏ trong chi tiêu cho gia đình có con nhỏ. Nếu sinh bé thứ hai, bạn nên tận dụng lại đồ cũ của bé lớn Đừng xấu hổ khi hỏi xin người khác vì họ có thể hiểu được nuôi con thì phải tiết kiệm. Một số cửa hàng cho mẹ và bé hiện nay cũng bán các sản phẩm second-hand với giá rất rẻ.