Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Công ty CP Tập đoàn Masan vừa được bình chọn vào top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2017. Bảng xếp hạng do tạp chí Nhịp cầu đầu tư thực hiện dựa trên việc đánh giá về năng lực quản trị của doanh nghiệp. Masan ...

- Tranh chấp nhãn hiệu cà phê G7, cà phê Trung Nguyên lại nỗi sóng / Sau khi IPO, PV Power chuẩn bị tổ chức Đại hội cổ đông

Công ty CP Tập đoàn Masan vừa được bình chọn vào top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2017. Bảng xếp hạng do tạp chí Nhịp cầu đầu tư thực hiện dựa trên việc đánh giá về năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Masan Group là tập đoàn có 22 năm hoạt động tại Việt Nam với nhiều sản phẩm trong ngành hàng tiêu dùng, hệ thống phân phối hơn 300.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Các công ty thành viên và liên kết của tập đoàn là những công ty dẫn đầu ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, thực phẩm chế biến và đồ uống, tài nguyên và dịch vụ tài chính.

Riêng năm 2017, doanh thu thuần của tập đoàn đạt hơn 37.621 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 11.632 tỷ đồng. Các ngành hàng chính của doanh nghiệp hoạt động ổn định, trong khi các sản phẩm là trụ cột tăng trưởng vẫn duy trì được động lực 

Đại diện ban tổ chức đánh giá Masan Group có năng lực quản trị tốt, thể hiện qua sự tăng trưởng liên tiếp qua ba năm ở ba chỉ số gồm doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên cổ phiếu.

Masan top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất

Masan được bình chọn vào top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2017.

Đáng chú ý công ty con hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng là Masan Resources (MSR) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận kỷ lục do giá vonfram tăng cao và tăng hiệu suất. Cụ thể công ty đạt doanh thu hơn 5.400 tỷ đồng trong năm 2017, tăng trưởng 33,5% do giá sản phẩm tăng. Lợi nhuận thuần sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số tăng 88% lên 206 tỷ đồng. Đây là điểm nhấn giúp tập đoàn Masan phục hồi mạnh trong nửa cuối năm qua và ghi dấu trong danh sách các công ty hoạt động hiệu quả.

Doanh thu quý II của công ty sản xuất hàng tiêu dùng Masan Consumer (MCH) vào khoảng 4.060 tỷ đồng, vượt 16% so với cùng kỳ 2017. Doanh nghiệp này vừa xếp vị trí thứ hai về số lần chọn mua trong báo cáo Brand Footprint 2018 do Kantar Worldpanel thực hiện.

Công ty cũng vào top 2 doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu nhiều nhất Việt Nam trong quý vừa qua, theo Kantar Media. Năm nay, ban điều hành doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất tăng lên hơn 47.000 tỷ đồng; lợi nhuận thuần sau lợi ích cổ đông thiểu số 4.000 tỷ đồng. Dự kiến quý II/2018, doanh thu hợp nhất của tập đoàn ở mức 9.454 tỷ, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông là 679 tỷ đồng, cao hơn 211% so với quý I.

Doanh thu của Masan Nutri-Science (MNS) trong quý II dự báo nhiều hơn 9% so với quý I, lên 3.499 tỷ đồng nhờ sự phục hồi của thị trường chăn nuôi. Giá heo hơi hiện ở mức khoảng 45.000 đồng một kg và đã duy trì trên 35.000 đồng suốt một tháng qua, tạo điều kiện thuận lợi để MNS tăng thị phần với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp và trung cấp mang nhãn hiệu "Bio-zeem".

Masan Resources (MSR) kỳ vọng ghi nhận doanh thu thuần 1.895 tỷ đồng trong quý II, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ nhu cầu lớn và nguồn cung hạn chế.

 Ngoài ra việc Techcombank, công ty liên kết của Masan Group, niêm yết thành công trên HOSE và trở thành ngân hàng đứng thứ hai thị trường về giá trị vốn hóa cũng sẽ đóng góp vào lợi nhuận của Masan Group.