Tuy mục tiêu, phương pháp quản lý tài chính của mỗi gia đình là không giống nhau, cũng không có một công thức cố định. Song, có những chi tiết chung mà bạn thường dễ bỏ qua lại ảnh hưởng không nhỏ đến chi ti...
- Quy tắc quản lý tài chính bạn nên áp dụng để thành công / Trả hết số nợ lớn nhanh chóng trong 4 bước đơn giản
Tuy mục tiêu, phương pháp quản lý tài chính của mỗi gia đình là không giống nhau, cũng không có một công thức cố định. Song, có những chi tiết chung mà bạn thường dễ bỏ qua lại ảnh hưởng không nhỏ đến chi tiêu cả nhà đấy.
Quản lý tài chính gia đình là việc chung của cả hai vợ chồng, không nên chạy theo xu hướng chung mà cần căn cứ tình hình thực tế để có hướng đi cho phù hợp. Bên cạnh đó, có những nguyên tắc cơ bản bạn cần nhớ để giúp việc thu chi luôn ổn định.
1. Sổ chi tiêu - ghi chép là thứ yếu, phân tích mới là quan trọng
Đối với vấn đề quản lý tài chính gia đình, việc ghi chép sổ chi tiêu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều người chỉ đơn thuần là ghi chép lại những con số mà chưa từng đi phân tích những gì mình thể hiện trong đó. Cách làm này khiến cho bạn trở nên mơ hồ về thu chi mỗi tháng, khiến gia đình tiêu xài bừa bãi những thứ đáng ra không nên xài.
Do đó, ghi chép chỉ là thứ yếu, phân tích những con số mới quan trọng hơn. Bạn cần đánh giá lại những khoản mà gia đình đã chi trong tháng, đồng thời so sánh thu chi từng tháng với nhau để xem cần phải thay đổi hay cải thiện vấn đề gì.
Việc ghi chép sổ chi tiêu là vô cùng quan trọng.
2. Vợ chồng nên có tài khoản độc lập
Trong gia đình, hai vợ chồng nên mở một tài khoản của riêng mình, điều này không phải là bởi vì “tình cảm vợ chồng có vấn đề”, mà là làm rõ thêm mọi chi tiêu sinh hoạt trong nhà mà thôi. Nếu vợ phải chi một con số quá lớn, vậy thì chồng nên chủ động đem phần tiền mình ít chi tiêu để “bổ sung” vào tài khoản cho vợ. Như thế, cả hai người có thể gánh vác mọi chi tiêu trong gia đình một cách cân bằng. Đặc biệt, chi tiết này rất quan trọng đối với gia đình đang có nguy cơ trong hôn nhân.
3. Đầu tư trong gia đình “không nên bỏ tất cả trứng vào một cái rổ”
Cũng như mọi đầu tư khác, việc đầu tư trong gia đình cũng nên đa nguyên hóa, không nên chỉ dùng một cách đầu tư đơn nhất nào đó. Khi việc đầu tư được phân chia ra nhiều hạng mục thì mạo hiểm sẽ giảm xuống, khi xuất hiện vấn đề thì bạn cũng không rơi vào cảnh hoang mang vì mất hết tất cả.
4. Đừng vì tiện lợi mà gửi tiết kiệm
Không ít gia đình sợ phiền phức trong quản lý tài chính nên cứ đem tiền gửi vào ngân hàng cho tiện. Chuyên gia quản lý tài chính kiến nghị, bạn nên căn cứ tình hình thực tế của gia đình, số tiền nào thực sự không cần dùng đến mới gửi ngân hàng, nhưng luôn luôn phải có một phần dùng để chi tiêu trong lúc khẩn cấp.
5. Tiết kiệm càng dài kỳ chưa hẳn là nhiều lợi
Rất nhiều người để được nhiều lợi tức hơn thường đem toàn bộ số tiền có được tích lũy dài hạn trong ngân hàng. Tuy nhiên, một khi cần dùng cho việc gấp, bạn chỉ có thể rút tiền trước thời hạn, khi đó thời hạn bạn gửi càng dài thì càng thiệt mà thôi.