Thử thách bản thân một ngày không tiêu tiền, theo dõi cho tiêu, lên danh sách những món đồ cần mua, cắt giảm những nhu cầu không cần thiết… là những cách tiết kiệm tiền đơn giản mà hiệu q...
- Thu nhập 6 triệu đồng chi tiêu cho 3 người vẫn tiết kiệm được 3 triệu / Những phong cách kinh điển của nhà lãnh đạo thành công
Thử thách bản thân một ngày không tiêu tiền, theo dõi cho tiêu, lên danh sách những món đồ cần mua, cắt giảm những nhu cầu không cần thiết… là những cách tiết kiệm tiền đơn giản mà hiệu quả.
Bạn muốn tăng mức tiết kiệm trong năm 2018? Dưới đây là 5 cách đơn giản mà hiệu quả Danhbavieclam.vn gợi ý giúp bạn vừa có thể tiết kiệm chi tiêu, đồng thời mang lại cho bạn túi tiền “rủng rỉnh” hơn trong năm mới.
Trước khi quyết định tiêu tiền – hãy suy nghĩ thật kỹ
Chúng ta có thực sự cần tới món đồ đó hay không? Mua về rồi để ở đâu và dùng làm gì? Có những món đồ đẹp thật đấy, nhìn là muốn mua ngay, nhưng hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua và chắc chắn rằng việc mua nó sẽ không làm bạn cháy túi. Vậy nên, nguyên tắc là: Đừng mua thứ mà ta muốn, hãy mua thứ ta cần.
Suy nghĩ trước khi thanh toán
Mỗi khi vào siêu thị mua đồ, trước khi thanh toán, bạn nên dừng lại để kiểm kê những mặt hàng thực sự không cần thiết và bỏ nó ra khỏi danh sách chi tiêu. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản và dành số tiền đó cho những mục cần thiết khác.
Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết
Có thể bạn không mua cà phê mỗi ngày nhưng lại dành tiền cho những nhu cầu khác như đi taxi hay xem phim. Suze Orman, chuyên gia tài chính và cựu chủ tịch kênh CNBC cho rằng, những chi phí cho cà phê buổi sáng hay những món ăn vặt hàng ngày chính là nguyên nhân khiến bạn không thể tiết kiệm tiền.
Hãy kiểm lại những thói quen tiêu dùng, chi tiêu hàng ngày của bạn, quyết định xem những như cầu nào là không cần thiết và cắt giảm nó. Cách đơn giản này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.
Hãy thử thách bản thân bằng cách không tiêu tiền trong một ngày
David, một nhân viên văn phòng đến từ công ty Zero Day Finance đã thực hiện một kế hoạch để giảm thiểu chi tiêu của mình. Người đàn ông 26 tuổi này quyết định “không chi tiêu gì” tối thiểu một ngày một tuần. Trong thời gian đó, anh ấy hạn chế mua sắm, ngay cả những cốc cà phê buổi sáng hay điếu thuốc.
David đã theo dõi sự tiến bộ của mình trên blog cá nhân. Anh ấy ghi lại số ngày không mua sắm của mình và thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu số ngày “không tiêu” đã đề ra. Bằng cách theo dõi và so sánh chi tiêu của mình, David đã có động lực để tiết kiệm.
Sau 6 tháng thực hiện thử thách, David đã tiết kiệm được 18.432 USD, cắt giảm chi tiêu hàng tháng từ khoảng 5.700 USD xuống còn 3.170 USD.
Để tiết kiệm chi tiêu, hãy thử thách bản thân bằng cách không tiêu tiền một ngày. Nếu có thể, hãy nâng số ngày lên. Sau đó, tổng kết số tiền tiết kiệm được trong những ngày đó, bạn sẽ bất ngờ về kết quả thu được đấy.
Theo dõi cho tiêu và lập danh sách những đồ dùng cần mua
Nếu bạn không biết tiền của mình đang ở đâu và không biết đã tiêu vào việc gì, thì nên theo dõi chi tiêu của bạn. Lập một bảng liệt kê những thứ bạn đã chi tiêu. Kiểm tra nó vào cuối tháng và xem xét bạn đã lãng phí vào những mục gì, sau đó, hãy điều chỉnh vào tháng sau.
Hãy lập danh sách những thứ bạn cần mua. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào nhu cầu cần thiết, tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian mua sắm.
Mua đồ giảm giá
Ảnh hưởng từ bên ngoài là yếu tố to lớn tác động đến lựa chọn chi tiêu. Tỉnh táo và phân tích các lí do bạn muốn mua một món hàng nào đó.
Nếu cần một món hàng nào đó nhưng chưa gấp, bạn có thể chờ đến khi giá món hàng giảm. Bên cạnh đó, hãy học cách kiềm chế trước những món hàng đang giảm giá nhưng không thật sự cần thiết.
Sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn
Chiếc ví không chỉ đơn giản là vật dụng để bạn để giấy tờ tùy thân, tiền bạc, nó còn phát huy tác dụng giúp bạn tiết kiệm tiền mọi lúc mọi nơi một cách tốt nhất.
Hãy sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn và sử dụng cho việc tiết kiệm tiền một ngăn bí mật (tốt nhất là ngăn có khóa kéo). Mỗi lần bạn chuẩn bị chi tiêu hay mua sắm bất cứ thứ gì, hãy để vào ngăn bí mật một số tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng thậm chí nhiều hơn khi bạn mua được mặt hàng giá rẻ nhờ khả năng trả giá của chính mình.
Khi cuối tuần tới bạn hãy cất số tiền này vào một tài khoản tiết kiệm khác. Thực hiện đều đặn như vậy, đến cuối năm chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì số tiền tiết kiệm mà bạn có được từ ngăn bí mật của chiếc ví.
Dùng sổ quản lý chi tiêu
Dựa vào chi phí hàng tháng đã tiêu cố định những khoản nào và tốn bao nhiêu tiền, hãy lập một cuốn sổ chi tiêu để quản lý tiền bạc hiệu quả hơn. Nếu thích các ứng dụng di động trực tuyến, bạn có thể dùng các ứng dụng quản lý online để kiểm soát ngân sách của mình.