1. “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” Dù “vết sẹo” với công ty cũ của bạn có hằn sâu đến đâu, cũng hãy trả lời một cách thật khéo léo, tinh tế. Một câu trả lời khác nghe &ld...
- Google và những nguyên tắc tuyển dụng ứng viên cho công việc / Giữ hình ảnh công ty dù ứng viên không phù hợp với công việc
1. “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
Dù “vết sẹo” với công ty cũ của bạn có hằn sâu đến đâu, cũng hãy trả lời một cách thật khéo léo, tinh tế. Một câu trả lời khác nghe “hợp lòng, hợp dạ” hơn chính là: “Bản thân muốn tìm một cơ hội mới để phát triển kỹ năng và bản thân của mình”.
Mục đích của nhà tuyển dụng không phải muốn nghe bạn hạch sách sếp, đồng nghiệp và công ty cũ. Trái lại, điều này còn khiến bạn rớt ngay lập tức vì bạn đã khiến nhà tuyển dụng lung lay niềm tin: “Liệu sau này anh/cô ấy nghỉ, công ty chúng ta sẽ trở thành “mục tiêu” tiếp theo trong danh sách kể tội công sở?”
2. “Bạn hãy giới thiệu bản thân mình cho chúng tôi”
Đây là câu hỏi mở đầu của mọi buổi phỏng vấn! Tưởng chừng đơn giản, nhưng rất nhiều ứng viên đã bị mất điểm hoàn toàn với nhà tuyển dụng ngay từ câu hỏi này vì phần trả lời “dài dòng và lê thê” của mình. Điều họ muốn biết tại buổi trò chuyện chính là những thông tin chi tiết hơn. Trên tay của họ là hồ sơ xin việc của bạn – một bản tóm tắt sơ yếu lí lịch về công việc & kinh nghiệm của ứng viên.
Bạn có thể đưa ra một vài thành tựu cá nhân mà bạn đã gặt hái được. Hãy tận dụng cơ hội này để giúp “nâng cấp” bản thân mình hơn 1 chút bằng những số liệu, dẫn chứng cụ thể nhé! Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian, nên câu trả lời của bạn cũng nên thật súc tích, ngắn gọn và đúng trọng tâm của nhà tuyển dụng.
3. “Vì sao bạn lại muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?”
Nhà tuyển dụng cần những người giúp họ cùng phát triển công việc kinh doanh dựa trên năng lực và mục tiêu. Vì thế, hãy đưa ra những câu trả lời giúp bạn và họ “tìm được điểm chung nhất”, dựa trên các khía cạnh về yếu tố tính cách con người, văn hoá công sở, phạm vi công việc, cơ hội phát triển,v.v
Hơn 90% ứng viên đều bị “gạch tên” ngay khỏi danh sách vì những câu trả lời: “Vì em thích”, “Vì em có người quen giới thiệu” hoặc “Vì em đang cần một việc làm”. Những câu trả lời cảm tính cũng sẽ nhận được những kết quả không được tốt.
4. “Bạn nhìn thấy mình trong 5 năm tới sẽ như thế nào?”
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai. Câu hỏi quan trọng nhất, cũng là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá về tầm nhìn và năng lực cầu tiến của ứng viên. Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
5. “Nếu phải làm thêm giờ, bạn sẽ phản ứng như thế nào?”
Các ứng viên thường tỏ ra yếu mềm trước những câu hỏi này mà đưa ra những câu trả lời đầy nhiệt huyết, phấn đấu hết mình như “Tôi sẵn sàng”. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn. Họ đã cho bạn một cơ hội để thể hiện quyền lao động và quyền mưu cầu cân bằng cuộc sống – công việc đấy! Hãy tận dụng điều đó và thể hiện cho nhà tuyển dụng chính kiến của bạn bằng một vài cách trả lời sau:
- “Tôi không bận tâm việc làm thêm giờ, miễn là nó không ảnh hưởng đến quá nhiều cuộc sống cá nhân của tôi”
- “Nếu phải làm thêm giờ, tôi sẽ xem liệu việc đó có cấp thiết không trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình”
- “Công ty có chính sách hỗ trợ cho việc làm thêm giờ không, cụ thể là như thế nào?”