1. Không trao quyền cho nhân viên Nghệ thuật quản lý nhân viên hiệu quả Khi chuẩn bị một dự án hoặc nhiệm vụ mới, bạn hãy suy nghĩ thật cẩn thận xem nhân viên nào phù hợp nhất để phụ trách công việc. ...
1. Không trao quyền cho nhân viên
Nghệ thuật quản lý nhân viên hiệu quả
Khi chuẩn bị một dự án hoặc nhiệm vụ mới, bạn hãy suy nghĩ thật cẩn thận xem nhân viên nào phù hợp nhất để phụ trách công việc. Nếu biết cách trao quyền, giao nhiệm vụ đúng nhân viên, đúng năng lực và có trách nhiệm, công việc sẽ hiệu quả và suôn sẻ hơn. Đây chính là chìa khóa giúp bạn thành công trong nghệ thuật quản lý.
2. Không thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho nhân viên
Khi đã trao quyền, giao công việc trực tiếp cho nhân viên, bạn cần chắc chắn rằng nhân viên của mình đang làm việc đúng hướng, đúng mục tiêu chung của công ty đề ra. Ngoài ra có thể đặt ra các chỉ tiêu để thúc đẩy nhân viên phát triển, kết hợp với sự hỗ trợ tối đa khi nhân viên gặp khó khăn.
3. Vội vàng tìm những giải pháp giải quyết các vấn đề xảy ra
Trong công việc ắt hẳn sẽ gặp phải không ít vấn đề khó khăn, đôi khi để xử lý tức thì và kịp thời, bạn sẽ nóng vội tìm những giải pháp chống chế để đốt cháy giai đoạn, không nghĩ đến những biện pháp lâu dài cho công việc về sau, gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của cả bạn và công ty.
4. Không ủng hộ và khuyến khích các nhân viên học hỏi
Không ai là hoàn hảo, kể cả bạn khi đã trở thành quản lý. Nhân viên dù có năng lực tốt đến mức nào thì ắt hẳn cũng có lúc phạm phải sai lầm. Biết học cách sửa chữa, rút kinh nghiệm tự những lỗi sai đó mới là một nhân viên tốt. Người có nghệ thuật quản lý sẽ biết cách tạo ra sự thử thách cho nhân viên, không ngại chấp nhận rủi ro, thậm chí thất bại thường xuyên. Nhưng đó là cách giúp nhân viên học hỏi hiệu quả và phát triển năng lực của mình lên tầm cao hơn.
Người nắm bắt được nghệ thuật quản lý sẽ dễ dàng phát triển thành công
5. Không chấp nhận các sự thay đổi
Đôi khi sự an toàn quá mức cũng không phải là tốt, bạn nên chấp nhận thử những sự thay đổi và lập kế hoạch giải quyết để đón nhận. Điều này sẽ giúp bạn và nhân viên có cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ, công việc cũng có nhiều cơ hội phát triển.
6. Không dành thời gian cho nhân viên
Đây là một trong những điều quan trọng trong nghệ thuật quản lý nhân viên. Khi nhân viên muốn được nói chuyện với bạn, có nghĩa họ đang cần sự hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn nào đó hoặc có một định hướng phát triển mới cho công việc được giao. Khi đó bạn hãy đặt việc riêng sang một bên, tập trung lắng nghe người nhân viên đó. Điều này sẽ giúp bạn trở nên gần gũi hơn trong lòng nhân viên, và nhân viên cũng sẽ vì thế mà tận tâm hơn cho công việc.
7. Không công nhận năng lực của nhân viên
Có thể bạn nghĩ rằng nếu công nhận năng lực của nhân viên quá sớm thì sẽ khiến nhân viên đó tự cao, làm việc không còn hiệu quả. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng bạn nên dành một chút thời gian để thừa nhận thành tích của các nhân viên với lời khuyên hoặc một câu nói mang năng lượng tích cực, họ sẽ được tăng thêm tinh thần trong công việc và tôn trọng người quản lý hơn.
Chỉ cần tinh tế một chút trong nghệ thuật quản lý, bạn sẽ cảm thấy các vấn đề trong công việc được giải quyết hiệu quả và chuyên nghiệp hơn với vai trò lãnh đạo của mình