Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau: 1. Chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Th&...
- Trả hết số nợ lớn nhanh chóng trong 4 bước đơn giản / Không còn lo lắng về tiền bạc khi nghe những câu nói này
Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
1. Chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.
Hãy cố gắng để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% lương. Nhưng nếu con số đó lớn hơn 50%, hãy thử giảm tiền các hóa đơn xuống như sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…
Mà nếu không thể làm được điều đó nữa thì bắt buộc bạn phải giảm 5% ở mỗi danh mục tiếp theo. (Các chuyên gia khuyên bạn cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân, chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính).
2. 20% thu nhập của bạn – Mục tiêu tài chính
Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân
20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng.
"Nghỉ hưu" có thể là một khái niệm cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.
3. 30% thu nhập của bạn – Chi tiêu cá nhân
Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ "xa xỉ" là một phần không thể thiếu với họ. Lý do danh mục này chiếm phần trăm lớn hơn mục tiêu tài chính là bởi có quá nhiều thứ thuộc vào đây.
Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,…Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân.