Những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp sẽ giúp bạn tự tin để tăng tỷ lệ thành công bất kể bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào Chuẩn bị tài nguyên Chuẩn bị tài nguyên là yếu tố quan trong trong những điều cần chuẩn bị trước khi kh...
- Cách giúp bạn tránh tránh khỏi nợ xấu và sử dụng tài chính thông minh / Thu nhập bao nhiêu thì mua xe là phù hợp ở Việt Nam
Những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp sẽ giúp bạn tự tin để tăng tỷ lệ thành công bất kể bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào
Chuẩn bị tài nguyên
Chuẩn bị tài nguyên là yếu tố quan trong trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp. Tài nguyên này bao gồm cả vật chất (như vốn, nơi làm việc,…) lẫn con người (nhân sự, khách hàng tiềm năng,…) và góp phần quyết định đến thành công sau này của bạn.
Sau khi xác định rõ những gì đang có, bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực bản thân.
Hiểu biết thị trường
Tục ngữ có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Nếu ví trị trường là một cuộc chiến thì bạn không thể lâm trận mà không có bất kỳ hiểu biết nào về đối thủ. Các doanh nhân thành công đều khuyên bạn cần phải hiểu rõ thị trường, đặc biệt là lĩnh vực bạn muốn thử sức, trước khi bắt đầu kinh doanh.
Việc hiểu rõ thị trường sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về quy mô, thị phần, những gì người tiêu dùng cần, các thị trường ngách còn bỏ trống,… Từ đó bạn có thể xác định điểm khởi động của mình một cách tương đối chính xác
Xác định mục tiêu cuối cùng
Bạn hướng đến mục tiêu gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Việc thiết lập và trung thành với mục tiêu sẽ giúp chiến lược kinh doanh tránh được việc đi lệch đường. Mục tiêu đó có thể là tiền bạc hoặc cũng có thể là để bảo vệ môi trường hay hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn.
Mỗi mục tiêu đều có những cách thức thực hiện khác nhau, bạn cần biết mình đang đi đâu, làm gì và có thể sẽ có những trở ngại nào để xử lý một cách linh hoạt.
Tính toán và quản lý tài chính
Mọi tổ chức cần phải có tiền để hoạt động dù là kinh doanh hay phi lợi nhuận. Tiền là nhân tố quan trọng quyết định kế hoạch của bạn có thể đi đến đâu và là một trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp.
Quản lý tài chính và đo lường thành công bằng lợi nhuận là cách đánh giá chính xác nhất về tiềm năng của dự án khởi nghiệp. Không ai muốn “giết chết” kế hoạch kinh doanh của mình vì thiếu tiền, phải không nào?! Ngay cả khi lợi nhuận không phải là mục tiêu thì bạn cũng cần quan tâm đến chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động và trả lương cho nhân viên.
Tùy từng giai đoạn kinh doanh mà bạn có sự phân bổ tài chính phù hợp để tránh việc mất cân đối trong quá trình hoạt động của dự án.
Quy trình làm việc
Trong những năm gần đây, quy trình là vấn đề quan trọng cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp. Xây dựng quy trình làm việc, tối ưu bước xử lý giữa các bộ phận để tiết kiệm thời gian và nhân lực là cách giảm chi phí cho dự án khởi nghiệp.
Không những vậy, bạn nên xác định ngay từ đầu về quy mô, cơ cấu nhân sự, tài chính để biến những thành công bước đầu thành tốc độ tăng trưởng lâu dài. Việc này giúp tránh được tình huống bạn không thể quản lý hết khi mở rộng kinh doanh.
Xác định cách thức đo lường hiệu quả
Các chỉ số để đo lượng hiệu quả kinh doanh bao gồm: tỉ lệ chuyển đổi (từ khách ghé thăm thành khách mua hàng), tốc độ tăng trưởng, chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng. Tuỳ từng giai đoạn kinh doanh mà bạn có thể xác định chỉ số nào quan trọng hơn, từ đó đánh giá được khả năng thành công của dự án.
Đừng yêu cầu mọi chỉ số phải tốt ngay từ khi bắt đầu bởi việc này chỉ tạo nên áp lực cho chính bạn và các nhân viên của bạn mà thôi.
Linh hoạt trong mọi tình huống
Khởi nghiệp là một hành trình nhiều rủi ro. Vì vậy, sự linh hoạt trong xử lý tình huống cũng là yếu tố cần thiết trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp. Bạn phải có sự linh hoạt khi đối mặt với những thay đổi hoặc trở ngại từ khách hàng, thị trường, đối thủ hay thậm chí là từ chính đội/nhóm của mình. Người thành công là người có khả năng xoay chuyển tình huống, tìm hướng đi trong nghịch cảnh và không “tự sát” trước khi đến đích.
Duy trì sự tích cực
Dự án của bạn không thể sống sót nếu không có sự tích cực đến từ chính bạn và nhân viên. Chuẩn bị về mặt tinh thần là vấn đề ít được nhắc đến trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp nhưng lại rất quan trọng. Bạn có thể duy trì sự tích cực bằng cách động viên, khen thưởng cho nhân viên để giúp họ vượt qua những trở ngại trong quá trình làm việc. Việc động viên này nên tập trung vào sự tiến bộ và kết quả công việc thay vì đánh giá theo thời gian làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi cho chính mình. Dù tâm huyết với dự án đến đâu bạn cũng không thể dành trọn 24 giờ mỗi ngày để làm việc được. Hãy sắp xếp công việc để có những giây phút dành cho bản thân và gia đình nhé.