Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Có hàng ngàn lý do làm bạn đến muộn phỏng vấn cin việc: từ sự đãng trí, kẹt xe, xe bị chết máy, lạc đường, tắc nghẽn giao thông… Nhưng việc tìm nguyên nhân có thực sự là quan trọng, bạn giải qu...

- 6 Yếu Tố Quan Trọng Cần Cho Phỏng Vấn Mà Người Xin Việc Chuẩn Bị / Kỹ năng phỏng vấn hiệu quả mà không cần nói quá nhiều

Có hàng ngàn lý do làm bạn đến muộn phỏng vấn cin việc: từ sự đãng trí, kẹt xe, xe bị chết máy, lạc đường, tắc nghẽn giao thông… Nhưng việc tìm nguyên nhân có thực sự là quan trọng, bạn giải quyết vấn đề như thế nào để không bị gây ấn tượng xấu trước nhà tuyển dụng.

Việc đầu tiên, "xác định mức độ tới trễ của bạn".

Đi phỏng vấn xin việc trể 5 phút khác hoàn toàn với bạn trễ phỏng vấn 30 phút hoặc 1 giờ. Và trước khi muốn giải quyết vấn đề này với nhà tuyển dụn, hãy xác định xem mức độ tình huống của mình như thế nào, để có cách giải quyết thích hợp.

Đi muộn phỏng vấn mức độ 1: Bạn chưa trễ nhưng biết mình sẽ đến buổi phỏng vấn không kịp.

Đừng hì hục đến phỏng vấn càng sớm càng tốt mà cách tốt nhất làn bạn hãy ngay lập tức cầm điện thoại gọi thông báo cho nhà tuyển dụng. Trình bày lý do và đưa chính xác khoảng thời gian mình tới trễ. Trình bày một cách ngắn gọn, hợp lý và tỏ ra sự thành khẩn, mong muốn được sự thông cảm.

Thật tồi tệ nếu lý do của bán quá “chuối” như ngủ dậy muộn hay uống cà phê, quên hồ sơ, lạc đường thì không nên. Dưới đây là các lý do chủ quan và khách quan có thể áp dụng.

Đổ thừa đến muộn vì lý do khách quan:

  - Tắc giao thông dù đã đi từ sớm (trường hợp này áp dụng nếu phỏng vấn giờ cao điểm)

  - Do ngập lụt (Áp dụng vào mùa mưa)

  - Sự cố từ phương tiện di chuyển (bị hỏng xe, xe bị chết máy và đang sửa…)

Đổ thừa đến muộn vì lý do chủ quan:

  - Vấn đề sức khỏe (Đau bụng tiêu chảy, đau răng, đau đầu, bác sĩ khám quá lâu…)

  - Do sự cố gia đình (Có chuyện gấp ở nhà, quan trọng,…)

Cách nói chuyện với nhà tuyển dụng

- Ứng viên: “Chào anh/chị. Em xin phép sẽ đến trễ phỏng vấn 15 phút (đưa chính xác thời gian) vì lý do xe bị thủng bánh và đang tìm chỗ vá ở địa điểm… cách công ty mình không xa (lý do ngắn gọn, hợp lý). Em thành thật xin lỗi. Mong anh/chị thông cảm. Em xin cảm ơn.”

Tiếp theo, bạn đã đến nơi phỏng vấn, xin lỗi nhà tuyển dụng một lần nữa với thái độ thành khẩn. Và trong suốt buổi phỏng vấn, thể hiện thái độ lịch sự, nghiêm túc và mong muốn được làm việc tại công ty. Khi ra về, hãy kết thúc bằng câu cám ơn “Cảm ơn anh/chị đã thông cảm cho em.”

Đi muộn phỏng vấn mức độ 2: Đến trễ và dẫn đến nhà tuyển dụng từ chối phỏng vấn.

Tuỳ vào mỗi tình huống mà các ứng viên sẽ trình bày linh hoạt mỗi kiểu khác nhau. Dưới đây là câu chuyện có thật về cách xử lý tình huống của ứng viên.

Câu chuyện:

- Nhà tuyển dụng: Bạn đến quá trễ buổi phỏng vấn và bị nhà tuyển dụng từ chối phỏng vấn. Bạn về đi chúng tôi không tiếp và hãy nộp đơn xin việc chỗ khác.

Thái độ bỏ về và “coi như xong” thể hiện tinh thần vô trách nhiệm cùng phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của Bạn. Không đề cập đến việc lý do cho việc đến trễ của bạn là hợp lý hay không vì nhà tuyển dụng chỉ nhìn thấy kết quả. Bạn đã không làm gì để khắc phục “lỗi đến trễ” từ phía mình mà cho nó qua đi.

Bạn nên làm gì khi rơi vào tình huống đó?

Khi làm sai, hãy xin lỗi. Đó là điều cơ bản nhất chúng ta đã được học. Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách gọi điện hoặc viết email nếu không gặp được nhà tuyển dụng. Tốt nhất nên xin lỗi bằng email, và nên viết dài một chút, nên trình bày kiểu đưa chi tiết lý do, và sự mong muốn của bạn. Và biết đâu điều kỳ diệu xảy ra, bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng thành công và được trao cơ hội thứ 2.