Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng trong quý I năm nay khi đạt mức 7,38%, cao nhất trong suốt một thập kỉ. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4 đến nay, nền kinh tế với những bất ổn đến từ căng thẳng kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những "cơn gi&oacu...
- Khai trương Mytel, Viettel miễn cước roaming quốc tế tại Myanmar / Trường Hải doanh thu 12.300 tỷ đồng, dù thị trường ô tô đang giảm
Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng trong quý I năm nay khi đạt mức 7,38%, cao nhất trong suốt một thập kỉ.
Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4 đến nay, nền kinh tế với những bất ổn đến từ căng thẳng kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược".
Sau những tháng đầu năm tăng trưởng thuộc top đầu thế giới, thị trường chứng khoán đã trải qua tháng 4 và 5 không mấy tích cực khi tình trạng ảm đạm vẫn kéo dài. Những tháng cuối năm cũng sẽ khó đoán biết khi mà tính liên thông của thị trường Việt Nam với thế giới đã lớn hơn và dễ bị tác động bởi những yếu tố kinh tế - chính trị bên ngoài.
Một số ngành đáng chú ý và gắn chặt với chu kỳ kinh tế như ngân hàng cũng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng khả quan. Điều này có được nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong những năm qua.
Ông Trần Đức Anh - Chiến lược gia thị trường, CTCP Chứng khoán Bảo Việt cho rằng: "Đà tăng của nhóm ngành ngân hàng đã diễn ra trong thời gian tương đối dài và giá cổ phiếu ngành ngân hàng, theo nhận định vẫn được neo ở mức cao. Triển vọng của nhóm ngành ngân hàng vẫn rất lạc quan, là nhóm ngành chịu tác động trực tiếp của tăng trưởng kinh tế cũng như các chính sách vĩ mô, như nới lỏng cung tiền hay nâng trần tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Chứng khoán Việt Nam
Ông Trần Anh tuấn - Trưởng phòng phân tích, CTCP chứng khoán Vietcombank đánh giá: "Nền tảng nền kinh tế Việt Nam đang rất tốt, tuy nhiên có những ảnh hưởng từ bên ngoài rất rõ, ví dụ như chiến tranh thương mại, chiến sự ở Trung Đông hoặc khi Fed (Ngân hàng Trung ương của Mỹ) tăng lãi suất trở lại, đó là yếu tố bên ngoài tác động vào Việt Nam. Tôi đánh giá đó là những yếu tố có thể tác động trong ngắn hạn".
Trong khi đó, ngành bất động sản cho thấy nhu cầu thực mua nhà tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt tại các phân khúc căn hộ trung cấp, đất nền".
Năm 2018 được đánh giá là năm "bước ngoặt" của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp định FTA Việt Nam & EU dự định được kí kết, hay hiệp định CPTPP được kì vọng thông qua cuối năm nay cũng sẽ nâng cao triển vọng cho một số ngành kinh tế.
Để đáp ứng kì vọng của doanh nghiệp, cần có những nỗ lực hơn nữa về cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Cùng với đó, cần khuyến khích khu vực doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.