Ngày càng có nhiều cá nhân sáng lập hoặc mở công ty trong độ tuổi 20 hoặc 30 như Mark Zuckerberg. Tại Việt Nam, nhiều doanh nhân trẻ cũng khởi nghiệp theo hình thức start-up và làm chủ từ tuổi còn rất trẻ. Nhìn c...
- Là một lãnh đạo phải làm sao để nhân viên nể phục bạn / Tạo hứng thú cho nhân viên để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả
Ngày càng có nhiều cá nhân sáng lập hoặc mở công ty trong độ tuổi 20 hoặc 30 như Mark Zuckerberg. Tại Việt Nam, nhiều doanh nhân trẻ cũng khởi nghiệp theo hình thức start-up và làm chủ từ tuổi còn rất trẻ. Nhìn chung, thế hệ nhân viên trẻ hiện đảm nhiệm nhiều vị trí cao trong công việc và quản lý/ lãnh đạo nhân viên lớn tuổi hơn họ.
Một người quản lý thông thường đi lên từ những vị trí thấp và trải qua quá trình phát triển bản thân rất nhiều để được đảm nhận nhiều chức vụ cao hơn. Và việc lãnh đạo hay quản lý nhân viên ít tuổi hơn đối với họ đã là việc khó. Đằng này bạn bắt đầu từ vị trí cao và quản lý những người lớn hơn mình 10-20 tuổi. Sếp của bạn cho bạn quyền hạn nhưng bạn không được sự đồng tình từ cấp dưới – đây thực sự là một vấn đề nan giải hơn rất nhiều.
Làm thế nào một cá nhân có thể lãnh đạo khi họ không có quyền hạn? Bạn nên làm gì nếu chức danh cao hơn nhưng kinh nghiệm thì chưa đủ? Bạn phải làm gì nếu cấp trên ủng hộ và tôn trọng bạn, còn đồng nghiệp thì không?
Thử thách này hiện nay khá phổ biến và không phải là không có cách giải quyết. Bạn chỉ cần kết hợp việc quan tâm, tài xử trí khéo léo và chiến lược hợp lý. Khi bạn còn trẻ và bạn được giao vị trí quản lý, có 3 điều sau bạn nên lưu tâm:
1. Tự tin
Cứ cho rằng bạn thấy mình hoàn toàn có lý do thuyết phục để quản lý nhân viên lớn tuổi hơn – bạn có năng lực lãnh đạo. Bạn thông minh nhạy bén, tràn đầy năng lượng và ý tưởng, và sẵn sàng cho nhiều sáng kiến mới. Dù bạn có nghi ngờ không biết rằng bản thân mình có khả năng tiếp nhận được thử thách hay không, sự hoài nghi này phải được giữ bí mật và không thể chia sẻ cùng nhân viên.
Hãy bắt đầu bằng việc bạn biết và nói thật chắc chắn. Hãy cho nhân viên thấy rằng bạn đang nắm rõ hướng đi của những dự án hoặc thông tin khách hàng. Bạn cứ tin tưởng rằng ý tưởng của mình là tốt cho đến khi mọi người góp ý thêm. Đừng bao giờ bắt đầu bằng những câu như “Tôi có thể nói sai, nhưng …” hoặc “Tôi không chắc rằng mọi người đồng ý, tuy nhiên …”, hoặc tệ hơn nữa là “Tôi biết rằng mình làm việc ở đây chưa lâu, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nên…”
Việc đầu tiên bạn cần làm là phải tạo ra sức mạnh trong lời nói của mình đối với mọi người.
Thay vào đó, bạn hãy giao tiếp thật tự tin bằng cách chia sẻ ý tưởng, sáng kiến, hoặc chiến lược một cách cởi mở. “Tôi muốn mọi người đẩy mạnh thực hiện dự án A và đề ra các bước tiếp theo.” Bạn phải thể hiện rằng mình biết rõ việc mình đang làm và cho mọi người tin rằng bạn sẽ làm được.
2. Sẵn sàng tiếp thu ý kiến
Hãy cân bằng sự tự tin của bạn và sẵn sàng tiếp thu cái mới. Không bao giờ hỏi để xin được hướng dẫn hoặc hướng mà bạn nên làm, thay vào đó bạn phải khẳng định vị trí của mình, ý kiến của mình và phương hướng chiến lược rồi tiếp nhận ý kiến từ nhân viên. Tổng hợp ý kiến của họ cho ý tưởng bạn đề ra nhưng nói lại theo cách như “Đề xuất của tôi có giống với những gì bạn đang nghĩ?”, chứ không nên hỏi rằng ý tưởng của bạn hay đúng hay sai. Điểm khởi đầu của bạn khi giao tiếp là năng lực, chứ không phải việc kém hiểu biết hay kinh nghiệm non nớt.
Bạn phải tạo điều kiện cho đồng nghiệp hoặc nhân viên lớn tuổi hơn và trao quyền cho họ tham gia vào công việc bằng cách chia sẻ ý tưởng và chiến lược chống căng thẳng. Nhưng bạn phải đảm bảo rằng bạn đề ra lịch trình và quản lý được việc này. Việc hỏi ý kiến, lời khuyên và phản hồi hoàn toàn khác với việc hỏi xin phép hoặc xin được hướng dẫn làm việc gì đó.
3. Yêu cầu nhân viên phản hồi thường xuyên
Cuối cùng, bạn phải nhận được phản hồi thường xuyên từ đồng nghiệp – cả cấp trên và cấp dưới – về năng lực của bạn. Bất kể là việc gì bạn cũng nên để mọi người biết rằng bạn chú trọng việc hoàn thiện bản thân. Nếu như bạn đề nghị rằng bạn sẵn sàng tiếp thu ý kiến đánh giá từ người khác, bạn sẽ có khả năng nhận được nhiều nhận xét từ họ.
Tuy nhiên, dù bạn đang nỗ lực cho người khác thấy rằng bạn đang học hỏi và lắng nghe, bạn không thể ở trạng thái này mãi được và cũng không muốn bắt đầu quản lý từ việc này. Bạn phải khởi đầu hoành tráng, có tâm lý sẵn sàng tiếp nhận cái mới và làm sao để lôi kéo nhân viên hỗ trợ bạn đi đúng hướng. Bạn chỉ nên lưu ý rằng không bao giờ hỏi những câu như bạn nên đi theo hướng nào, nếu không bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng của họ trước khi có cơ hội giành được tình cảm từ họ.