Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Tiếp nối phần 1, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét các điểm cần lưu ý tiếp theo khi viết Sơ yếu lý lịch. 5. Hãy viết về kinh nghiệm quản lý, kết quả công việc v&agrav...

- Viết sơ yếu lý lịch khi ứng tuyển cần lưu ý những vấn đề gì? (Phần 1) / Bạn phải làm gì sau khi kết thúc một buổi phỏng vấn?

Tiếp nối phần 1, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét các điểm cần lưu ý tiếp theo khi viết Sơ yếu lý lịch.

5. Hãy viết về kinh nghiệm quản lý, kết quả công việc và thành tích

 

Đây là điểm quan trọng nhất để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn. Cố gắng viết một cách khách quan và đưa ra các số liệu, sự kiện theo một cách cụ thể. Tránh phô trương quá mức sẽ ảnh hưởng tới bạn.

Ví dụ:
Thành tích:
- Thực hiện được việc nâng cấp và phát triển chế độ đánh giá nhân viên 
- Hoàn thành các văn bản hướng dẫn để đào tạo nhân viên thực tập
- Năm 2011: tuyển 12 người có kinh nghiệm làm việc (hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra)
Kinh nghiệm quản lý:
- Với vị trí trưởng phòng nhân sự, phụ trách 3 nhân viên cấp dưới. Đối với mỗi người, thiết lập nhiệm vụ và chỉ tiêu cho mỗi tháng, hướng dẫn họ để có thể hoàn thành chỉ tiêu đó.

Viết sơ yếu lý lịch khi ứng tuyển

Nội dung cần truyền đạt chia thành các mục nhỏ thì sẽ trở thành 1 bản tóm tắt

6. Hãy chia và viết nội dung công việc thành các mục nhỏ

Nếu bạn chia các nội dung cần truyền đạt thành các mục nhỏ thì nó sẽ trở thành 1 bản tóm tắt và nhà tuyển dụng có thể nhận ra ngay một cách dễ dàng.

Ví dụ:
Lý lịch làm việc:
- Tháng 11 năm 2009: Được tuyển vào công ty, làm việc tại bộ phận nhân sự.
- Tháng 2 năm 2011: Thăng chức lên trưởng phòng nhân sự (với 3 nhân viên cấp dưới).
Công việc phụ trách:
- Tuyển dụng: phụ trách đăng thông tin tuyển nhân viên, quản lý việc ứng tuyển, phỏng vấn, quản lý công ty giới thiệu nhân lực.
- Lập các phương án đào tạo các nhân viên mới, quản lý các thực tập sinh.
- Xây dựng, chỉnh sửa các quy định và chế độ nhân sự.
- Phát triển chế độ đánh giá nhân viên.

7. Về lý do nghỉ việc công ty cũ, hãy viết 1 cách tích cực

Nên viết một cách tích cực và lạc quan về lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Tránh nêu lý do về chính sách, môi trường hay mức lương điều này sẽ tạo ấn tượng tiêu cực đến các nhà tuyển dụng.

Ví dụ lý do chuyển việc:
Công việc hiện nay của tôi chủ yếu chỉ liên quan đến vấn đề tuyển dụng. Tôi muốn có thời gian làm thêm một số công việc để có thể tích lũy nhiều hơn các kinh nghiệm khác trong lĩnh vực nhân sự và khám phá thử thách khó hơn. Vì vậy, tôi đã quyết định chuyển công ty.

Viết sơ yếu lý lịch khi ứng tuyển

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng là phần quan trọng khi viết sơ yếu lý lịch

8. Viết về mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp chính là một phần quan trọng giúp bạn quảng bá bản thân trước nhà tuyển dụng. Hãy cho họ thấy những điểm mạnh của bạn qua những kinh nghiệm làm việc từ trước tới nay. Và bạn dự định phát huy những kinh nghiệm đó tại doanh nghiệp đang tuyển dụng như thế nào?

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp:
- Phát huy kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự trong 3 năm làm việc: 3 năm qua, tôi đã làm rất nhiều việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tuyển dụng. Và tôi muốn phát huy những kinh nghiệm thu được trong công việc sắp tới để được những hiệu quả tốt nhất cho công ty.
- Tôi muốn được làm và thử sức mình đối với rất nhiều loại công việc liên quan đến vấn đề nhân sự, từ việc liên quan đến tuyển dụng đến những công việc như thiết lập, xây dựng chế độ nhân sự, người lao động,…

Với 8 điểm lưu ý trên, hy vọng sẽ đem tới các bạn những cái nhìn rõ hơn về những gì mà mình cần làm khi viết sơ yếu lý lịch khi ứng tuyển.

DanhBaViecLam.vn