Có rất nhiều điều nhà tuyển dụng luôn suy nghĩ, nhưng không phải lúc nào họ cũng nói với ứng viên trong buổi phỏng vấn. Để có một buổi phỏng vấn thật hoàn hảo và ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy c&ugrav...
- Nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có những kỹ năng gì trong tương lai? / Tại sao sinh viên mới ra trường thường thất bại khi phỏng vấn?
Có rất nhiều điều nhà tuyển dụng luôn suy nghĩ, nhưng không phải lúc nào họ cũng nói với ứng viên trong buổi phỏng vấn. Để có một buổi phỏng vấn thật hoàn hảo và ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy cùng tìm hiểu xem đó là những vấn đề gì và họ muốn bạn thực hiện điều đó như thế nào.
“Hãy cố gắng giao tiếp linh hoạt hơn”
Có một điều không thể phủ nhật là kỹ năng và trình độ chuyên môn của ứng viên là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, không có nhà tuyển dụng nào muốn làm việc với một người mà họ không thích hoặc không có cảm tình.
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn hãy mỉm cười, hãy tích cực giao tiếp bằng mắt, hãy có những cử chỉ thân thiện và hãy bày tỏ sự nhiệt tình. Đôi khi, chính cách cư xử của bạn là yếu tố gây ấn tượng cho người phỏng vấn. Bạn có thể có kinh nghiệm và chuyên môn vững chắc, nhưng nếu nhà tuyển dụng không thích bạn, họ sẽ không thuê bạn.
“Đừng nói: “Tôi rất muốn công việc này” cho đến khi bạn thật sự hiểu!”
Nhà tuyển dụng hiểu bạn rất muốn có được một công việc – nhưng không phải trước khi bạn thực sự biết những gì công việc đòi hỏi. Rất có thể bạn phải làm việc 60 giờ một tuần, phải đi công tác thường xuyên, hoặc phải báo cáo với người có ít kinh nghiệm hơn bạn. Vì vậy, đừng vội vàng nếu thực sự bạn không hiểu hoặc không biết hết những yêu cầu của vị trí bạn ứng tuyển, sự vồ vập quá mức sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn qua cuốn ebook "Kiếm việc không khó"
“Hãy làm cho mình nổi bật!”
Có một sự thật là cho dù buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi, nhà tuyển dụng vẫn có rất nhiều ứng viên và công việc hằng ngày của họ. Vì vậy, bạn sẽ chìm nghỉm trong trí nhớ của họ nếu không thực sự nổi bật. Điều gì khiến bạn nổi bật? Cá tính, ngoại hình, trang phục, giọng nói… hãy tìm hiểu điểm mạnh của bạn và phát huy nó, chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng về bạn.
“Đừng gây ấn tượng một cách tiêu cực”
Để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng giúp bạn có lợi thế, nhưng với điều kiện: đó không phải là những ấn tượng tiêu cực!
Hãy tưởng tượng bạn đang trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn cảm thấy công ty của họ có gì cần cải thiện và bạn bắt đầu phàn nàn về dịch vụ của họ hiện tại, nhân viên hoặc văn hóa của công ty, chắc chắn họ sẽ ghi nhớ và gạch bạn khỏi danh sách ứng tuyển ngay. Ngoài ra, nếu bạn liên tục than phiền về sếp cũ hoặc công việc cũ của bạn, đừng ngạc nhiên khi bạn không thấy nhà tuyển dụng liên lạc lại sau cuộc phỏng vấn.
“Tôi rất muốn bạn đặt câu hỏi”
Điều mà nhà tuyển dụng luôn phải cân nhắc trước khi đồng ý cho bạn gia nhập công ty của họ là bạn có thực sự phù hợp hay không. Vì vậy, khi được yêu cầu, đừng bỏ lỡ cơ hội hoặc hỏi những câu hỏi không liên quan và lan man. Hãy chuẩn bị những câu hỏi mà bạn có thể tìm hiểu thêm về công ty, môi trường làm việc và những đồng nghiệp tương lai của bạn, đó là điều nhà tuyển dụng mong muốn ở một ứng viên tiềm năng.
“Nhưng đừng hỏi những câu hỏi lan man”
Cho dù bạn quan tâm đến việc cân bằng giữa công việc và giải trí, đừng bao giờ hỏi quá nhiều về những vấn đề như thời gian nghỉ phép là bao lâu; công ty có hay đi chơi không; một năm có bao nhiêu kỳ nghỉ hoặc những vấn đề không liên quan đến công việc. Bằng việc hỏi những câu hỏi lan man, bạn đã tự ghi một điểm trừ vào hồ sơ của mình. Để có được những câu hỏi thật sự "đắt" vừa có ích cho bạn vừa khiến nhà tuyển dụng cân nhắc lựa chọn bạn, hãy tham khảo ngay cuốn ebook "Kiếm việc không khó" do VietnamWorks và HR Insider phát hành.
“Bây giờ, chúng tôi muốn nghe bạn nói bạn thích công việc này”
Đến cuối cuộc phỏng vấn, khi bạn đã hiểu rõ hơn về công việc và công ty mà bạn ứng tuyển, và bạn cảm thấy muốn trở thành một thành viên mới của công ty, đừng ngần ngại bày tỏ điều đó với nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, nếu bạn có lý do để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn công việc này. Hãy nói cho họ biết những lý do ấy và họ sẽ cảm thấy sự nhiệt huyết và đam mê công việc từ bạn.
Có rất nhiều điều nhà tuyển dụng luôn suy nghĩ, nhưng không phải lúc nào họ cũng nói với ứng viên trong buổi phỏng vấn.
“Và tôi mong chờ phản ứng của bạn sau khi kết thúc phỏng vấn”
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao cách bạn kết thúc buổi phỏng vấn và giữ liên lạc với họ. Hãy thể hiện thái độ lịch sự như bắt tay và chào họ sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn cũng có thể gửi thư cảm ơn họ đã dành thời gian cho bạn và bạn mong chờ nhận được một kết quả tốt. Đó sẽ là những tín hiệu tích cực để nhà tuyển dụng đi đến quyết định cuối cùng của mình