Nhà tuyển dụng không bao giờ có nhiều thời gian để đọc kỹ CV của bạn khi ngồi phỏng vấn, vì vậy việc nội dung CV gây ấn tượng khi nhà tuyển dụng lướt qua là rất quang trọng đối với việc bạn có được nhận hay không. Vì vậy, đ...
- Đây là 4 mẹo săn việc hiệu quả nhờ công nghệ thông tin / Đây là phương pháp phỏng vấn của nhà đầu tư nổi tiếng ở phố Wall
Nhà tuyển dụng không bao giờ có nhiều thời gian để đọc kỹ CV của bạn khi ngồi phỏng vấn, vì vậy việc nội dung CV gây ấn tượng khi nhà tuyển dụng lướt qua là rất quang trọng đối với việc bạn có được nhận hay không. Vì vậy, đừng bao giờ làm những việc sau nếu bạn không muốn bị mất điểm bởi CV của mình.
1. Sử dụng hồ sơ phù hợp với tất cả ngành nghề
Khi bạn sử dụng loại hồ sơ xin việc chung, phù hợp cho tất cả các ngành nghề, bạn đang khiến hồ sơ của bản thân bị thiếu các thông tin cần thiết cho vị trí bạn đang tuyển dụng cũng như các chi tiết thiết yếu khiến bạn sa vào hố đen tìm việc.
Trong trường hợp bạn đang ứng tuyển cho nhiều vị trí cũng 1 lúc, bạn có thể sẽ cảm thấy hứng thú với hồ sơ có thể phù hợp cho tất cả ngành nghề. Có thể cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nhưng nó cũng sẽ khiến cho hồ sơ của bạn bị bỏ quên. Nhà tuyển dụng luôn trông đợi hồ sơ xin việc của bạn phải được viết tỉ mỉ, dành riêng cho vị trí mà họ đang tuyển.
2. Đưa ra các thông tin không chính xác
Khi viết hồ sơ xin việc, đa số mọi người đều có xu hướng phóng đại mỗi thứ 1 chút. Đây không hề là 1 hành động đúng đắn. Việc đưa ra các thông tin không chính xác có thể giúp bạn có cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn nhưng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sau. Nếu bạn được nhận vào làm việc, quản lý của bạn sẽ biết được khả năng thật sự của bạn đến đâu rất nhanh chóng và nhận ra ngay hồ sơ của bạn có “gian dối” hay không.
Đừng quên rằng tất cả những gì bạn viết trong hồ sơ của mình sẽ được 1 nhân viên trong công ty kiểm chứng. Các nhà tuyển dụng thường sẽ không trực tiếp tham gia quá trình đánh giá này, nhưng 1 hồ sơ với quá nhiều lời tâng bốc có thể khiến họ trở nên nghi ngờ.
Tốt hơn hết là bạn nên miêu tả sự thật và kèm theo càng nhiều thông tin liên quan càng tốt. Dù điều này có thể khiến bạn nghĩ hồ sơ của bạn kém đi phần ấn tượng, nhưng những kinh nghiệm chân thật mà bạn có sẽ khiến bạn trở thành ứng viên sáng giá nhất cho vị trí đang tuyển dụng đấy.
3. Không kèm theo các kinh nghiệm liên quan
Chúng ta đều biết, hồ sơ xin việc ngắn gọn và xúc tích là tốt nhất. Tuy nhiên, đối với 1 số người, họ sẽ “cố gắng 1 cách thái quá” để rút ngắn hồ sơ của mình. Họ chỉ liệt kê kinh nghiệm việc làm nhưng không cung cấp thêm về các kỹ năng liên quan.
Mục kỹ năng là mục thường xuyên bị lãng quên trong các hồ sơ xin việc. Mục kỹ năng cũng đóng góp vào hồ sơ khá nhiều đấy. Thông thường thì nó giúp nhà tuyển dụng quyết định nên lựa chọn ai giữa các ứng viên đạt các yêu cầu khác.
Hãy liệt kê các kỹ năng bạn có được ở chỗ làm cũ và liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng nên cân nhắc thêm vào vài câu chú thích về mỗi kỹ năng và tại sao chúng lại khiến bạn trở thành 1 ứng cử viên sáng giá. Đây cũng chính là lí do tại sao bạn nên cân nhắc việc thêm 1 cái gì đó vào mục kỹ năng trong hồ sơ xin việc. Xin nhắc lại 1 lần nữa, bạn phải nhớ viết mọi thứ ngắn gọn và xúc tích.
4. Quá chú trọng vào hình thức
Hồ sơ xin việc với hình thức tốt là hồ sơ có khả năng khiến người đọc cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các thông tin họ cần thấy. Nó phải thật hiệu năng. Hãy tham khảo các mẫu hồ sơ trên mạng để có được nhiều ý tưởng về các hình thức khác nhau. Sau đó lựa chọn mẫu mà bạn thích nhất và chỉnh sửa lại phù hợp với nhu cầu bản thân.
Họ nghĩ rằng các kiểu chữ vui nhộn, nhiều dấu chấm đầu dòng, và các bảng danh sách sẽ khiến hồ sơ xin việc của họ nổi bật. Việc đầu tư vào phần hình thức dường như khá vui vẻ nên nhiều người đã đi quá giới hạn khi làm điều này.
Khi viết hồ sơ xin việc, nên giới thiệu bạn là ai và điều gì khiến bạn trở thành 1 ứng viên sáng giá. Việc đầu tư cho hồ sơ xin việc cũng góp phần đưa bạn đến với thành công mà bạn xứng đáng có được nữa đấy. Hãy chú trọng vào tiểu tiết, hãy viết đoạn mô tả bản thân 1 cách chuyên nghiệp.
5. Không kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp
Nhà tuyển dụng sẽ quăng hồ sơ của bạn vào máy nghiền giấy và chẳng bao giờ thèm nhìn lại chỉ vì các lỗi chính tả và ngữ pháp này.
Việc kiểm tra mọi thứ bạn viết trong hồ sơ 2 lần cũng chẳng tốn bao nhiêu thời gian cả. Thông thường, các lỗi ngữ pháp sẽ không được phát hiện triệt để. Thay vào đó, hãy tự mình kiểm tra lại cẩn thận. Khi chỉnh sửa hồ sơ, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào các phần mềm chỉnh sửa văn bản tự động. Nếu cần thiết, hãy nhờ ai đó giúp bạn xem qua hồ sơ trước khi gửi nó đi.
Hồ sơ xin việc với các lỗi chính tả, ngữ pháp khiến các nhà tuyển dụng nghĩ bạn không hề dành thời gian chăm chút cho hồ sơ, hoặc bạn thiếu những kỹ năng cần thiết để viết các giấy tờ cần thiết trong công việc. Các nhà tuyển dụng đã xác nhận rằng đây là sai sót phổ biến và gây khó chịu nhất mà họ gặp phải.