Hotline 0908 876 320 hỗ trợ và CSKH (24/7)

Bạn và có thể các đồng nghiệp khác cũng công nhận bạn có phần giỏi hơn sếp của mình. Tuy nhiên đừng bao giờ hí hửng và tỏ ra huênh hoang? Hãy cẩn thận, bởi vì chưa chắc điều đó đã là...

- Đàm phán tăng lương với sếp dù bạn không phải nhân viên xuất sắc / Phong cách quản lý tạo ra điểm khác biệt của các nhà lãnh đạo

Bạn và có thể các đồng nghiệp khác cũng công nhận bạn có phần giỏi hơn sếp của mình. Tuy nhiên đừng bao giờ hí hửng và tỏ ra huênh hoang? Hãy cẩn thận, bởi vì chưa chắc điều đó đã là sự thật. Người ta đánh giá một người có thể làm sếp hay không ở nhiều khía cạnh, và sếp của bạn cũng thừa sức biết những biểu hiện của bạn và có thể đang theo dõi thái độ, cách ứng xử của bạn. Bạn cần hết sức tinh ý để có nhận thức đúng và tạo thiện cảm với xếp của mình. Dưới đây là những bí quyết cho bạn.


Khi bạn giỏi hơn sếp, cần ứng xử tinh tế để không làm sếp nghĩ rằng bạn muốn soắn ngôi của họ

Sếp không hẳn phải là người giỏi nhất:

Hãy bỏ ngay những suy nghĩ thông thường rằng khi đi làm là đã ngồi ở vị trí sếp thì phải luôn giỏi nhất, giỏi hơn nhân viên. Điều này chưa hẳn đã đúng bởi sếp có thể không tường tận các kỹ năng, chuyên môn đặc thù, nhưng họ sẽ có tầm nhìn, có sự nhạy bén, định hướng và quyết định đúng đắn về đường dài.  Đấy là lý do để họ trở thành sếp của bạn. Vì vậy đừng tỏ ra khó chịu hay vội đắc thắng nếu bạn không muốn bị tự cao hay hiểu lầm là có ý định soắn ngôi của sếp.


Sếp có tầm nhìn bao quát cả công ty đấy

Hãy làm tốt nhiệm vụ của mình

Vị trí của mỗi nhân sự trong công ty tùy theo cấp bậc của mình sẽ chịu trách nhiệm cho những việc khác nhau. Cấp quản lý, lãnh đạo sẽ quản lý nhân viên, những dự án công việc, thời gian… và vô số những việc không tên khác mà nhân viên không thể nhúng tay vào. Trong khi đó, nhiệm vụ của nhân viên là làm tốt chuyên môn và công việc của mình. Hãy làm tốt công việc, phát huy thế mạnh của mình để đóng góp cho công ty, chắc chắn điều này sẽ có lợi cho bạn.


Hãy tập trung và chăm chỉ làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đừng quá phô trương

Trong những buổi họp công ty, họp phòng, bạn đừng cố gắng chứng tỏ ra mình giỏi hơn mà hãy khiêm nhường, nhiệt tình một cách “vừa đủ” nhé. Nếu bạn quá lấn lướt sếp, có thể bạn sẽ gây ra những việc không hay cho mình đấy. Tương tự, bạn đừng quá khoe khoang về bằng cấp hay thành tích của bạn trong quá khứ. Hãy chứng tỏ năng lực của bản thân bằng những kết quả công việc cụ thể.

Đề xuất thay vì nên hay không nên

Đừng bao giờ nói nên hay không nên trong công việc, mà hay xin đề xuất một giải pháp giúp cho sếp của bạn nhận thấy ý kiến đó là hay và tán thành, thay vì bạn nói không nên làm theo ý kiến của chính sếp của mình.

Hạ thấp giọng khi nói chuyện với sếp

Bạn cho rằng mình giỏi hơn, bạn sẵn sàng tranh cãi nảy lửa với sếp về một vấn đề gì đó. Lưu ý, ngay cả khi bạn đúng thì cũng không có nghĩa là bạn giỏi hơn sếp. Đặc biệt, sếp trong mọi trường hợp vẫn là sếp và nguyên tắc là cấp dưới khi làm việc với cấp trên thì cần đúng mực, hạ thấp giọng, tránh tranh cãi gay gắt.