Để có thể xin được một công việc mong muốn, nhiều ứng viên không ngần ngại nói dối trong hồ sơ xin việc của mình. Mức độ nói dối rất đa dạng, từ những chi tiết nhỏ như sở thích, tính cách đến những điều lớn hơn như kinh nghiệm l&agra...
- Tại sao nhà tuyển dụng không phản hồi hồ sơ xin việc của bạn? / Viết tiêu đề email ứng tuyển như thế nào cho phù hợp?
Để có thể xin được một công việc mong muốn, nhiều ứng viên không ngần ngại nói dối trong hồ sơ xin việc của mình. Mức độ nói dối rất đa dạng, từ những chi tiết nhỏ như sở thích, tính cách đến những điều lớn hơn như kinh nghiệm làm việc, bằng cấp… Bạn nghĩ rằng sẽ qua mặt được nhà tuyển dụng? Đừng đánh giá thấp họ như thế.
Đừng bao giờ đánh giá thấp nhà tuyển dụng
Những gì bạn nói trong hồ sơ xin việc là tất cả những gì họ biết về bạn. Đừng nghĩ rằng mình có thể “qua mặt” nhà tuyển dụng bằng những kinh nghiệm “khủng” trong hồ sơ xin việc. Cũng không nên nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng “qua mặt” được họ bằng khả năng giao tiếp khôn khéo. Đừng quên nhà tuyển dụng đã từng tiếp xúc với rất nhiều ứng viên nên chuyện “lật tẩy” bạn không phải là chuyện khó đối với họ. Rất dễ nhận biết ứng viên nói dối bằng cách nhà tuyển dụng có thể nhìn ánh mắt, thái độ, ngôn ngữ cơ thể, hay những gì bạn nói có logic hay không?… cho nên, đừng nên nói dối với nhà tuyển dụng.
Hậu quả về sau khi bạn nói dối về kinh nghiệm làm việc
Những lời nói dối hoa mỹ về kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ của bạn có thể giúp bạn đến gần hơn với nhà tuyển dụng, nhưng đây không phải cách hay. Thử tưởng tượng như thế này nhé! Bạn nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình trong CV và cũng rất “thuần thục” đến nỗi nhà tuyển dụng sẽ không nhận ra bạn nói dối. Bạn nhận được lời mời làm việc. Sếp nghĩ rằng bạn có kinh nghiệm làm việc nên không cử người hướng dẫn bạn. Kết quả bạn làm sai toàn bộ. Sếp sẽ biết bạn nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình. Hậu quả bạn sẽ bị “đá” ra khỏi công ty một cách nhục nhã, ê chề.
Nói dối một cách thái quá trong CV để được chú ý, bất chấp hậu quả (nếu có) hãy trung thực với chính mình và nhà tuyển dụng, dù có thể những khả năng hiện tại của bạn không được nổi bật cho lắm?
Dù bạn có giỏi lấp liếm như thế nào để qua được vòng sơ tuyển với đại diện phòng Nhân sự, bạn sẽ không qua được “mắt thần” của giám sát/giám đốc trực tiếp làm việc với bạn, người có những mối quan hệ rộng rãi trong ngành cũng như có kiến thức rõ để kiểm tra kinh nghiệm của bạn.
Vậy thì, bạn chọn cách nào đây?
Lời khuyên dành cho bạn
Đừng nói dối! Nhất là về kinh nghiệm làm việc của bạn. Tìm Việc Nhanh khuyên bạn khi nộp đơn vào bất cứ vị trí nào cần phải tìm hiểu kỹ. Bạn nên tìm hiểu về công ty kinh doanh gì, quy mô ra sao, công việc như thế nào… để có thể trả lời những câu hỏi khác của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn quan tâm đến thông tin công ty và nghiêm túc với công việc sắp ứng tuyển.
Bạn nên tìm kiếm công ty nào vừa sức với mình, không yêu cầu kinh nghiệm để nộp đơn. Như vậy, khả năng bạn được nhận sẽ cao hơn. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm làm việc bạn có thể chứng minh sự chăm chỉ, sẵn sàng học hỏi của mình. Như vậy, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn. Một người sẵn sàng nhìn nhận những thiếu sót của mình sẽ được nhà tuyển dụng thích thú. Đừng đánh mất cơ hội của mình bạn nhé! Chúc bạn thành công!