Tranh chấp nhãn hiệu G7 phát sinh từ cuối năm 2017 khi Hải quan TP HCM nhận được yêu cầu từ Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên, đề nghị dừng xuất khẩu các lô hàng cà phê hòa tan mang thương hiệu Trung Nguyên do Công...
- Sau khi IPO, PV Power chuẩn bị tổ chức Đại hội cổ đông / Tập đoàn SK Group Hàn Quốc làm nhà đầu tư chiến lược của Vinalines
Tranh chấp nhãn hiệu G7 phát sinh từ cuối năm 2017 khi Hải quan TP HCM nhận được yêu cầu từ Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên, đề nghị dừng xuất khẩu các lô hàng cà phê hòa tan mang thương hiệu Trung Nguyên do Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang sản xuất. Đây là chi nhánh do bà Lê Hoàng Diệp Thảo, vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ, quản lý điều hành. Lý do được phía Trung Nguyên đưa ra là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với các nhãn hiệu của tập đoàn này.
Diễn biến vụ việc càng thêm phức tạp khi mới đây, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên một lần nữa có văn bản gửi tới hải quan, khẳng định chi nhánh Nhà máy Bắc Giang không được phép sử dụng nhãn hiệu G7, Trung Nguyên.Trong quá trình tranh chấp, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng yêu cầu cơ quan quản lý thị trường tiến hành xử lý các hoạt động bán hàng nhãn hiệu cà phê G7 trong thị trường nội địa do bà Lê Hoàng Diệp Thảo sản xuất.
Do đó, ngày 19/6, Tổng cục Hải quan một lần nữa đề nghị Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chia sẻ các thông tin mới nhất liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu G7 Trung Nguyên để có cơ sở xem xét xử lý, đảm bảo quyền chủ sở hữu nhãn hiệu.
Hiện các lô hàng xuất, nhập khẩu cà phê nhãn hiệu G7, Trung Nguyên vẫn được hải quan kiểm tra, giám sát theo quy định Luật Hải quan, Luật Sở hữu trí tuệ.
Cục Quản lý thị trường cho biết chưa thể xử lý vì cần chờ quyết định cuối cùng của tòa án trong vụ ly hôn. Đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường cũng chưa có đủ căn cứ để xác định đối tượng sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 như yêu cầu.
Tuy nhiên, phía Cục Quản lý thị trường cho biết chưa thể xử lý vì cần chờ quyết định cuối cùng của tòa án trong vụ ly hôn. Đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường cũng chưa có đủ căn cứ để xác định đối tượng sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 như yêu cầu.Tranh chấp của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên bắt đầu từ tháng 4/2015 khi Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) ra quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đẩy bà Thảo ra khỏi cương vị của người đồng sáng lập, quản lý và điều hành tập đoàn. Để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế, bà Thảo vẫn tiếp tục điều hành công ty Trung Nguyên International (TNI) có trụ sở tại Singapore.
Cuộc tranh chấp quyền lực lên đỉnh điểm với hàng loạt tố cáo qua lại giữa hai bên. Đầu năm 2018, TNG lại tiếp tục nộp các đơn khởi kiện bà Thảo tại Tòa án nhân dân TP HCM (thêm 4 vụ kiện mới) với những nội dung cáo buộc bà Thảo cướp, chiếm đoạt các con dấu. Ngoài ra, một số cấp quản lý TNG đã đồng loạt nộp đơn khởi kiện bà Thảo.
Gần đây nhất phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại tố 4 người điều hành TNG thao túng quyền lực, cướp nhà máy Trung Nguyên tại Bình Dương và cho hay ông Vũ bị bệnh, không thể xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên ngày 17/6, ông Vũ đã tái xuất sau 5 năm ở ẩn.